3 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc luôn là chủ đề được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm bởi Trung Quốc vừa là thị trường tiềm năng, rộng lớn. Đồng thời là nơi cung cấp nguồn hàng hóa lớn nhất cho thị trường Việt Nam hiện nay. Vậy đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc thì doanh nghiệp Việt cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho Quý khách hàng những vấn đề này.
1. Những dấu hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
Pháp luật trung quốc quy định một số dấu hiệu có thể đăng ký như:
- Từ, ngữ
- Tên;
- Hình;
- Hình dạng 3 chiều (3D);
- Màu sắc;
- Khẩu hiệu;
- Âm thanh (nhãn hiệu âm thanh mới được chấp nhận từ ngày 01/05/2014);
- Bao bì sản phẩm (không phải tất cả các dạng bao bì sản phẩm có thể được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu; chỉ có bao bì nhãn hiệu chứa những dấu hiệu có khả năng phân biệt mới được chấp nhận đăng ký)
Những dấu hiệu không đủ điều kiện bảo hộ làm nhãn hiệu:
- Dấu hiệu trái với chuẩn mực đạo đức hoặc trật tự công cộng;
- Từ ngữ chung và thông dụng;
- Tên gọi, cờ hiệu hoặc biểu tượng của các quốc gia, khu vực hoặc các tổ chức quốc tế;
- Dấu hiệu không có khả năng phân biệt do thiếu bằng chứng chứng minh nó đã giành được khả năng phân biệt nhờ quá trình sử dụng (secondary meaning);
- Dấu hiệu mà về cơ bản đóng chức năng là tên họ;
- Dấu hiệu về cơ bản là tên địa danh (khác với Chỉ dẫn địa lý hay Tên gọi xuất xứ);
- Dấu hiệu có thể lừa dối người tiêu dùng
2. Những lưu ý về tài liệu, thủ tục khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, Quý Khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau:
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc gồm:
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Nhóm và danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký
- Thông tin người nộp đơn (tên và địa chỉ của chủ đơn theo tiếng trung và tiếng anh (nếu chủ đơn không sử dụng tên và địa chỉ tiếng trung, chúng tôi có thể đề xuất bản dịch tiếng trung cho khách hàng xác nhận);
- Giấy ủy quyền (được kí bởi cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật nếu là tổ chức, không cần hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng thực);
- Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (nếu có);
Lưu ý: Thông thường việc phân loại sản phẩm, dịch vụ sẽ áp dụng theo bảng Ni-xơ, tuy nhiên một số quốc gia cũng có bảng tham chiếu riêng về danh mục sản phẩm. Do đó để tránh đơn nhãn hiệu bị từ chối ở Trung Quốc, Quý Khách hàng nên đối chiếu lại với bảng danh mục của Cơ quan Nhãn hiệu Trung Quốc hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
3. Những cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc hiện nay
Hiện nay, để đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc có thể qua hai hình thức là: nộp đơn đăng ký trực tiếp Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) tại hoặc đăng ký thông qua hệ thống Madrid.
Đăng ký trực tiếp là đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp vào CNIPA và hồ sơ được thẩm định độc lập với các nước khác.
Nộp đơn thông qua hệ thống Madrid là việc người nộp đơn nộp một đơn cơ sở tại Việt Nam, sau đó thông qua Văn phòng Sở hữu trí tuệ Quốc tế (WIPO) và chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid, ở đây cụ thể là Trung Quốc.
Nguồn: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (https://english.cnipa.gov.cn/)
Với hai loại hình này mỗi loại hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng về chi phí, thủ tục, tài liệu, thời gian, để xem thêm thông tin chi tiết vui lòng tham khảo tại đây.
XEM THÊM: https://anlis.vn/thu-tuc-dang-ky-nhan-hieu-tai-trung-quoc/
1 số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu ở Nhật Bản thông qua Madrid
Liên hệ tư vấn và báo giá: ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899886060 hoặc 0968351100 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.