THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc là vấn đề được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này quan tâm. Với dân số đông nhất thế giới, diện tích lớn thư tư thế giới và là nước có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới, Trung Quốc luôn là một thị trường lớn và giàu tiềm năng với tất cả các quốc gia trên thế giới. Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới đều có mong muốn đưa hàng hóa vào Trung Quốc và xây dựng thương hiệu tại thị trường tỷ dân này.

Mặc dù tham gia vào rất nhiều Công ước, thỏa ước về đăng ký nhãn hiệu như Công ước Paris, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid, WTO nhưng vấn đề xâm phạm nhãn hiệu ở Trung Quốc đang trở thành vấn đề cấp thiết khiến rất nhiều doanh nghiệp lo lắng. Do đó để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình và ngăn chặn việc bị đánh mất nhãn hiệu, xâm phạm nhãn hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng và ưu tiên hàng đầu cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc nói riêng và các nước trên thế giới nói chung.

Dưới đây chúng tôi sẽ có một số tư vấn cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc như sau:

1. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc

Nhãn hiệu được định nghĩa là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các nguồn gốc khác nhau. Cũng giống như một số quốc gia khác, Trung Quốc quy định một số dấu hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ làm nhãn hiệu, cụ thể như sau:

Những dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu

Tại Trung Quốc, những dấu hiệu sau thuộc các biểu tượng có thể nhìn thấy được và có chức năng phân biệt hàng hóa và/hoặc dịch vụ của một cá nhân hay tổ chức này với các cá nhân, tổ chức khác thì có khả năng đăng ký như một nhãn hiệu, bao gồm:

  • từ, ngữ
  • tên;
  • hình;
  • hình dạng 3 chiều (3d);
  • màu sắc;
  • khẩu hiệu;
  • âm thanh (nhãn hiệu âm thanh mới được chấp nhận từ ngày 01/05/2014);
  • bao bì sản phẩm (không phải tất cả các dạng bao bì sản phẩm có thể được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu; chỉ có bao bì nhãn hiệu chứa những dấu hiệu có khả năng phân biệt mới được chấp nhận đăng ký).

Những dấu hiệu không được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc

  • dấu hiệu trái với chuẩn mực đạo đức hoặc trật tự công cộng;
  • từ ngữ chung và thông dụng;
  • tên gọi, cờ hiệu hoặc biểu tượng của các quốc gia, khu vực hoặc các tổ chức quốc tế;
  • dấu hiệu không có khả năng phân biệt do thiếu bằng chứng chứng minh nó đã giành được khả năng phân biệt nhờ quá trình sử dụng (secondary meaning);
  • dấu hiệu mà về cơ bản đóng chức năng là tên họ;
  • dấu hiệu về cơ bản là tên địa danh (khác với chỉ dẫn địa lý hay tên gọi xuất xứ);
  • dấu hiệu có thể lừa dối người tiêu dùng

đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Nguồn: Cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (CNIPA)

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Bước 1: Tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Giống như tại Việt Nam, nhãn hiệu nộp tại Trung Quốc cũng trải qua việc thẩm định hình thức và nội dung trong một khoảng thời gian dài, thường là 8-10 tháng. Do đó, để đảm bảo nhãn hiệu không bị từ chối, trước khi nộp đơn người nộp đơn nên tiến hành thủ tục tra cứu để tránh lãng phí về thời gian và chi phí.

Tra cứu không phải thủ tục bắt buộc, tuy nhiên việc tra cứu sẽ giúp đánh giá nhãn hiệu đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước tại Trung Quốc hay không. Thủ tục tra cứu sẽ giúp người nộp đơn tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí.Tránh việc nhãn hiệu bị từ chối sau thời gian dài thẩm định.

Khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu có khả năng đăng ký thì có thể tiến hành thủ tục nộp đơn càng sớm càng tốt.

Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc gồm:

  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
  • Nhóm và danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký
  • Thông tin người nộp đơn (tên và địa chỉ của chủ đơn theo tiếng trung và tiếng anh (nếu chủ đơn không sử dụng tên và địa chỉ tiếng trung, chúng tôi có thể đề xuất bản dịch tiếng trung cho khách hàng xác nhận);
  • Giấy ủy quyền (được kí bởi cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật nếu là tổ chức, không cần hợp pháp hóa lãnh sự hay chứng thực);
  • Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (nếu có);

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Sau khi nhãn hiệu được đăng ký thành công, cơ quan Sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc sẽ cấp văn bằng bảo hộ và nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ thời điểm nộp đơn. Hết thời hạn bảo hộ chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục gia hạn và có thể gia hạn nhiều lần, thời gian bảo hộ sau mỗi lần gia hạn là 10 năm kể từ ngày hết hạn.

Thủ tục gia hạn có thể tiến hành trước 6 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực. Trường hợp quá hạn, chủ sở hữu có thể nộp yêu cầu gia hạn hiệu lực muộn trong khoảng thời gian ân hạn, nghĩa là không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày hết hạn hiệu lực nhưng phải nộp thêm phí gia hạn muộn.

THAM KHẢO: HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU CỦA CƠ QUAN SHTT TRUNG QUỐC

3. Thời gian thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc được thẩm định qua ba giai đoạn:

  • Thẩm định hình thức: trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;
  • Thẩm định nội dung: trong vòng 9-12 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hình thức.
  • Công bố đơn: Đơn nhãn hiệu sẽ được công bố trên Tạp chí nhãn hiệu. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày công bố, những người khác có thể nộp đơn phản đối đơn đăng ký của bạn.

4. Đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc bạn sẽ có quyền/nghĩa vụ gì?

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu

Sau khi giấy chứng nhận được cấp, chủ sở hữu có quyền sử dụng nhãn hiệu của họ, phản đối đơn đăng ký trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình, khởi kiện hủy bỏ các nhãn hiệu xâm phạm nhãn hiệu đang được bảo hộ của mình, khởi kiện vi phạm đối với việc sử dụng nhãn hiệu của bên thứ ba tương tự gây nhầm lẫn, cấp phép cho các bên thứ ba khác sử dụng nhãn hiệu , nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan tịch thu hành vi nhập khẩu hàng giả, và yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm.

Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu

Sau khi đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc, mặc dù chủ sở hữu không cần phải chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu của họ, nhưng nhãn hiệu đó phải được sử dụng trong thực tế. Những người khác có thể yêu cầu chủ sở hữu chứng minh việc sử dụng của họ bằng cách đưa ra bằng chứng rằng chủ sở hữu đã thực hiện các hành vi giao dịch với nhãn hiệu của họ như quảng cáo, thành lập địa điểm kinh doanh và đặc biệt là cung cấp cho khách hàng các mặt hàng / dịch vụ của họ.

Trong trường hợp nhãn hiệu đó đã không được sử dụng bởi chủ sở hữu của nó hoặc người được cấp phép của chủ sở hữu mà không có lý do chính đáng trong ba năm, được tính kể từ ngày nhận được “Đơn đề nghị hủy bỏ nhãn hiệu đã đăng ký chưa được sử dụng trong ba năm liên tiếp của Văn phòng Nhãn hiệu Trung Quốc”, hiệu lực của nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt.

XEM THÊM: ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU THÔNG QUA HỆ THỐNG MADRID

Liên hệ tư vấn và báo giá: ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899 88 6060 – 0968 35 1100 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024

05 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI PALESTINE

Thị trường Palestine nói chung, Trung Đông nói riêng luôn là “miếng bánh” béo bở cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào. Đăng ký nhãn hiệu tại...

04.03.2024

Nên đăng ký nhãn hiệu đen trắng hay nhãn hiệu màu?

Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, một vấn đề mà người nộp đơn còn rất quan tâm và băn khoăn đó là nên đăng ký nhãn hiệu đen...

28.02.2024