Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid 2021

1. Hệ thống Madrid là gì?

         Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới.

         Hệ thống Madrid này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính:

          (i) Thỏa ước Madird về đăng ký nhãn hiệu (Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks) gọi tắt là Thỏa ước Madrid, được ký kết tại Madrid ngày 14.04.1891, hiện nay có 55 thành viên cập nhật vào ngày 24/02/2021 trên WIPO

         (ii) Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid (Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International Registration of Marks) gọi tắt là Nghị định thư Madrid, được ký kết ngày 27.06.1989 tại Madrid, hiện nay đã có 108 thành viên, có cả sự tham gia của các quốc gia và các khu vực như OAIP, EU cập nhật vào ngày 24/02/2021 trên WIPO.

          Điểm khác biệt cơ bản trong quy định của Nghị định thư Madrid so với Thỏa ước Madrid là cho phép các đăng ký nhãn hiệu quốc tế được dựa trên đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên các đăng ký đã được cấp ở một quốc gia.

2. Hệ thống Madrid giúp ích gì cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế?

          Hệ thống Madrid cho phép công dân hay pháp nhân của tất cả các quốc gia thành viên có thể được bảo hộ nhãn hiệu của mình cho hàng hóa/dịch vụ tại các nước khác tham gia hệ thống, khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký hoặc được nộp đơn đăng ký tại nước xuất xứ, bằng việc nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tại Văn phòng Quốc tế của WIPO thông qua sự trung gian của Cơ quan Nhãn hiệu tại nước xuất xứ.

         Ví dụ một công ty Việt Nam có thể được bảo hộ nhãn hiệu tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, khu vực Châu Âu bằng việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho WIPO thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

          Hệ thống Madrid cung cấp một số lợi thế cho chủ sở hữu nhãn hiệu, ví dụ như:

  • Thay vì nộp đơn quốc gia riêng biệt ở mỗi quốc gia, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với các quy tắc và quy định thủ tục quốc gia hoặc khu vực khác nhau và trả một số khoản phí khác nhau (và thường cao hơn), đăng ký quốc tế có thể được thực hiện bằng cách đơn giản nộp một nộp đơn với Văn phòng Quốc tế (thông qua văn phòng của nước sở tại), bằng một ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha) và trả một lần lệ phí. Những lợi ích tương tự cũng tồn tại để duy trì và gia hạn đăng ký.
  • Tương tự như vậy, nếu đăng ký quốc tế được giao cho một bên thứ ba, hoặc được thay đổi theo cách khác, chẳng hạn như thay đổi tên và / hoặc địa chỉ, điều này có thể được ghi lại có hiệu lực đối với tất cả các Bên ký kết được chỉ định bằng một bước thủ tục duy nhất.

3. Ai có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua hệ thống Mandrid

          Người có quyền nộp đơn: Cá nhân là công dân hoặc cư trú tại lãnh thổ của bên tham gia hoặc pháp nhân có cơ sở kinh doanh hoạt động thực thụ tại lãnh thổ bên tham gia có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid.

          Theo quy định, đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể được soạn thảo bằng một trong ba ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha (Việt Nam tuyên bố sử dụng hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp). Dựa trên một đơn cơ sở hoặc một đăng ký cơ sở, người nộp đơn sẽ chỉ phải nộp một đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ sau đó sẽ được chuyển cho Văn phòng quốc tế của WIPO và trong đơn chỉ ra các nước mà nhãn hiệu cần được bảo hộ.

         Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế của công ty/cá nhân ở Việt Nam, hồ sơ sẽ được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và làm bằng tiếng Anh.

4. Quy trình thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Mandrid

          Văn phòng quốc tế WIPO sẽ thẩm định về mặt hình thức, bao gồm tư cách người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm/dịch vụ… của đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, đơn đăng ký quốc tế sẽ được ghi nhận trong đăng bạ quốc tế và được công bố trong công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO.

          Văn phòng quốc tế thông báo cho từng bên tham gia (quốc gia/khu vực) nhận được yêu cầu bảo hộ trong đơn quốc tế hoặc chỉ định sau. Từ ngày đăng ký quốc tế hoặc chỉ định sau, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng bên tham gia được chỉ định sẽ giống như khi nhãn hiệu đó được nộp trực tiếp tại Cơ quan của bên tham gia đó.

          Mỗi bên tham gia được chỉ định thẩm định nội dung đơn trong khoảng thời gian quy định theo Thỏa ước hoặc Nghị định thư và sau đó thông báo kết quả cho Văn phòng quốc tế.

Xem thêm: 6 công cụ hữu ích để đăng ký nhãn hiệu quốc tế

5. Làm gì khi hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu bị từ chối

Hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể bị từ chối bởi nhiều lý do, cả về mặt hình thức của sản phẩm, dịch vụ và bản chất nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ.

Các bên tham gia (các nước/quốc gia) thường đặt ra thời hạn để chủ đơn đăng ký có thể sửa chữa, nêu ý kiến trả lời, thường là từ 1-6 tháng tùy vào từng quốc gia. Tuy nhiên, có thể thấy một số đặc điểm chung như sau:

  • Đa số các quốc gia đều yêu cầu việc trả lời từ chối hoặc nêu ý kiến phải thông qua một đơn vị đại diện/luật sư đại diện có địa chỉ đăng ký ở nước đó
  • Việc trả lời từ chối phải đảm bảo được tiến hành trong thời gian quy định
  • Việc trả lời từ chối có thể phát sinh nhiều chi phí, thủ tục để thanh toán ra nước ngoài đòi hỏi nhiều hồ sơ
  • Việc trả lời từ chối có thể không được chấp nhận ngay từ lần đầu trả lời.

Khi gặp phải từ chối, để tiết kiệm chi phí và có hướng tư vấn chính xác, chủ đơn đăng ký nên tìm một đơn vị dịch vụ uy tín để được tư vấn kịp thời.

Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).

ANLIS Sở hữu trí tuệ. 

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024