3 bước đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam – 2021

Đăng ký nhãn hiệu là việc người nộp đơn nộp đơn yêu cầu vào Cục SHTT để yêu cầu cấp bằng cho nhãn hiệu của mình được gắn với sản phẩm, dịch vụ cụ thể đang kinh doanh. 3 bước để đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:

  1. Chọn tên nhãn hiệu và phân loại sản phẩm, dịch vụ trước khi đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là “dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác khác nhau”.

Để được bảo hộ làm nhãn hiệu, dấu hiệu cần phải đáp ứng các điều kiện chung sau:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.

Như vậy, việc đầu tiên trước khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu thì người nộp đơn cần chuẩn bị cho mình một “nhãn hiệu” đáp ứng các điều kiện pháp luật như: không được trùng với tên quốc gia, quốc kỳ, quốc huy của các nước, không trùng với tên, biệt hiệu, bút danh…. của lãnh tụ, anh hùng dân tốc, danh nhân của Việt Nam hay nước ngoài, không mô tả trực tiếp sản phẩm, dịch vụ đăng ký….

Ngoài ra, nhãn hiệu muốn đăng ký cần gắn cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Bạn có thể đăng ký một nhãn hiệu cho một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ, tuy nhiên chúng cần được phân loại theo đúng nhóm theo Bảng phân loại quốc tế NICE để tránh bị từ chối khi thẩm định.

Xem thêm 4 nguyên tắc sử dụng bảng phân loại NICE khi đăng ký nhãn hiệu để nắm được nguyên tắc khi phân loại nhóm.

  1. Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu là việc tìm kiếm các nhãn hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu của chủ đơn đã được nộp trước đó để tránh việc nhãn hiệu của chủ đơn nộp sau sẽ bị từ chối.

Mặc dù tra cứu không phải là thủ tục bắt buộc khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, tuy nhiên trước khi nộp đơn đăng ký chủ đơn nên tiến hành thủ tục tra cứu. Vì những lý do dưới đây:

Thứ nhất, tra cứu nhãn hiệu đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng/tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý. Trong trường hợp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn Quý Khách có thể thay đổi thiết kế hoặc lựa chọn những nhãn hiệu khác để tránh tương tự với nhãn hiệu trước đó.

Thứ hai, tra cứu nhãn hiệu giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho Quý Khách

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).

Thứ ba, tránh xâm phạm nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ

Theo quy định của pháp luật thì nhãn hiệu chính thức có hiệu lực khi được cấp bằng bảo hộ. Tuy nhiên do thời gian thẩm định ở một số nước, như Việt Nam là rất lâu (khoảng 2 năm). Nên hầu hết các chủ đơn khi vừa nộp đơn đăng ký vào Cục thì đồng thời đã tiến hành sử dụng nhãn hiệu trên thực tế. Tuy nhiên nếu không tra cứu nhãn hiệu mà sử dụng trùng với nhãn hiệu của người khác đã được cấp bằng thì sẽ vô tình bị xem là “xâm phạm nhãn hiệu”. Và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn và sử dụng là rất cần thiết, tránh trường hợp để chủ đơn rơi vào những rắc rối không cần thiết.

Xem thêm 3 lý do cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

  1. Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Sau khi đã tiến hành thủ tục tra cứu, người nộp đơn cần tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Cục SHTT.

Nếu chủ đơn tự nộp đơn thì cần hoàn thành mẫu tờ khai theo mẫu số: 04-NH E được Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ, kèm theo 6 mẫu nhãn hiệu và các tài liệu khác chứng minh quyền nộp đơn (nếu có). Phí và lệ Phí đăng ký nhãn hiệu áp dụng theo Thông tư 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016.

Nếu chủ đơn nộp qua Anlis thì cần thêm 1 văn bản ủy quyền cho Anlis làm đại diện thực hiện việc nộp đơn tại Cục SHTT.

Việc nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thực hiện qua nộp đơn trực tuyến.

Quý Khách cũng có thể xem hướng dẫn thủ tục nộp đơn tại website chính thức của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Xem thêm Bảng tính phí nhãn hiệu

Hiện nay do tình hình bệnh Covid-19 phức tạp nên Cục SHTT hạn chế nhận đơn trực tiếp. Do đó để đảm bảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu không bị chậm trễ làm mất quyền ưu tiên, Quý khách có thể liên hệ với Anlis để được hỗ trợ các thủ tục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ ANLIS VIỆT NAM

Số 151, ngõ 254 Minh Khai, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline/zalo: 0899.88.6060

Email: ip@anlis.vn

 

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024