3 lý do cần Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng Quý Khách nên thực hiện trước khi đăng ký nhãn hiệu. Bởi tra cứu nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng, giúp Quý Khách giảm bớt rủi ro trước khi đăng ký cũng như tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Vậy tra cứu nhãn hiệu là gì và có tầm quan trọng như thế nào? Quý Khách hãy cũng tìm hiểu bài viết dưới đây:

Tra cứu nhãn hiệu là gì?

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới hiện đang áp dụng nguyên tắc “first to file” tức là nếu nhiều nhãn trùng/tương tự nhau đăng ký cho sản phẩm, dịch vụ trùng/tương tự nhau cùng nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu nào có ngày nộp đơn sớm hơn sẽ được ưu tiên. Điều đó cũng có nghĩa là những nhãn hiệu nộp đơn sau sẽ bị từ chối. Chính vì thế nên thủ tục tra cứu nhãn hiệu (hoặc kiểm tra) trước khi nộp đơn đăng ký là rất quan trọng. Vậy Tra cứu nhãn hiệu là gì và có bắt buộc không?

Tra cứu nhãn hiệu không phải  là thủ tục tìm kiếm những nhãn hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu của Quý Khách muốn đăng ký đã được nộp đơn/cấp bằng từ trước để tránh tình trạng đơn bị từ chối.

Mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc và tra cứu cũng không thể kết luận là nhãn hiệu được đảm bảo được cấp bằng hay chắc chắn bị từ chối nhưng nó giảm thiểu tối đa rủi ro ccho người đăng ký nhãn hiệu. Do đó tra cứu nhãn hiệu được xem là thủ tục rất quan trọng bởi những lí do sau đây:

03 lý do cần tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?

Thứ nhất, tra cứu nhãn hiệu đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng/tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký có bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý. Trong trường hợp trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn Quý Khách có thể thay đổi thiết kế hoặc lựa chọn những nhãn hiệu khác để tránh tương tự với nhãn hiệu trước đó.

Thứ hai, tra cứu nhãn hiệu giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho Quý Khách

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).

Thứ ba, tránh xâm phạm nhãn hiệu của người khác đã được bảo hộ

Theo quy định của pháp luật thì nhãn hiệu chính thức có hiệu lực khi được cấp bằng bảo hộ. Tuy nhiên do thời gian thẩm định ở một số nước, như Việt Nam là rất lâu (khoảng 2 năm). Nên hầu hết các chủ đơn khi vừa nộp đơn đăng ký vào Cục thì đồng thời đã tiến hành sử dụng nhãn hiệu trên thực tế. Tuy nhiên nếu không tra cứu nhãn hiệu mà sử dụng trùng với nhãn hiệu của người khác đã được cấp bằng thì sẽ vô tình bị xem là “xâm phạm nhãn hiệu”. Và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Do đó việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn và sử dụng là rất cần thiết, tránh trường hợp để chủ đơn rơi vào những rắc rối không cần thiết.

Anlis hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu như thế nào?

Hiện nay Anlis đang hỗ trợ khách hàng tra cứu nhãn hiệu qua 2 bước:

– Bước 1: Tra cứu sơ bộ miễn phí đối với nhãn hiệu chữ

Anlis sẽ hỗ trợ khách hàng tra cứu trùng lặp miễn phí các nhãn hiệu mà Quý khách muốn đăng ký trên trang Thư viện số của Cục Sở hữu trí tuệ.

Trường hợp không tìm thấy nhãn hiệu trùng/tương tự gần nhất, Quý Khách có thể yêu cầu nộp đơn hoặc tra cứu chuyên sâu như bước 2.

– Bước 2: Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu

Để đảm bảo việc tra cứu cho kết quả gần nhất, Quý Khách có thể yêu cầu tra cứu chuyên sâu. Tra cứu chuyên sâu được các chuyên viên tiến hành trên dữ liệu mới và đầy đủ nhất, bao gồm cả những nhãn hiệu đăng ký theo hệ thống quốc tế có chỉ định vào Việt Nam. Chi phí tra cứu chuyên sâu phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu và số lượng nhóm muốn tra cứu. Hiện này Anlis đang hỗ trợ tra cứu chuyên sâu trong thời gian 1-2 ngày làm việc, kết quả sẽ đưa ra các nhãn hiệu tương tự/trùng và tư vấn chi tiết về khả năng bảo hộ, phương án vượt qua từ chối (nếu có)

Trường hợp Quý khách muốn tự thực hiện thủ tục tra cứu, cũng có thể tham khảo hướng dẫn tra cứu sơ bộ tại đây.

Tham khảo các bài viết về Đăng ký nhãn hiệu tại ANLIS

Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

05 BƯỚC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...

01.12.2024

Hội thảo bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử

Ngày 22/11 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã kết hợp với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) tổ chức Hội thảo “Bảo hộ và thực thi...

25.11.2024

3 LƯU Ý ĐỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI KUWAIT HIỆU QUẢ

1. Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Kuwait Mặc dù không bắt buộc, việc tra cứu nhãn hiệu tại Kuwait trước khi nộp đơn...

25.11.2024