ANLIS ỦNG HỘ CÁC TỈNH BỊ THIỆT HẠI DO CƠN BÃO YAGI
Mặc dù cơn bão số 3 đã đi qua nhưng vẫn để lại rất nhiều thiệt hại về tính mạng, vật chất cho người dân ở nhiều khu vực...
15.09.2024Sở hữu trí tuệ là vấn đề mà các công ty xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng khi đối mặt với các công ty làm hàng giả hàng nhái hoặc khi bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác. Do vậy, để tránh những “phiền toái”, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu rõ môi trường sở hữu trí tuệ cũng như môi trường kinh doanh ở thị trường xuất khẩu tiềm năng đó để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.
Khi tìm hiểu về sở hữu trí tuệ, các nhà xuất khẩu cần phải lưu ý:
Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng, chỉ cần họ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quyền sở hữu trí tuệ chỉ có tính lãnh thổ và các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ cấp bảo hộ theo luật quốc gia( khu vực có liên quan). Chỉ trong lĩnh vực quyền tác giả mới có bảo hộ rộng rãi và tự động ở nhiều nước.
Khi tham gia các hiệp định thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ, hầu hết các quốc gia đã có sự đồng thuận tương đối về pháp luật và thủ tục về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên do những quan điểm và góc nhìn khác nhau, giữa các quốc gia vẫn có một vài khác biệt nhất định.
Ví dụ: ở Hoa Kì, bằng độc quyền sáng chế được cấp theo nguyên tắc độc quyền cho người đầu tiên sáng tạo ra sáng chế (nghĩa là người nộp đơn có thể không được cấp nếu có người khác chứng minh được rằng họ tạo ra sáng chế này trước đó), trong khi hầu hết các quốc gia khác cấp bằng sáng chế theo nguyên tắc cấp độc quyền cho người đầu tiên nộp đơn.
Việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký hay đang được sử dụng bởi công ty khác có thể bị coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp có thể bị yêu cầu dừng sử dụng nhãn hiệu hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm.
Việc đăng ký bảo hộ ở nhiều cơ quan sở hữu trí tuệ ở từng nước có thể tốn kém nhiều chi phí luật sư. Các hệ thống bảo hộ khu vực và quốc tế, nếu có, là một cách thức có hiệu quả để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nhiều nước khác nhau trên thế giới.
Xem thêm: Đăng ký quốc tế nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid
Khi nộp đơn đăng ký trong nước đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, các doanh nghiệp nên tận dụng “ngày ưu tiên” để nộp đơn tại các quốc gia xuất khẩu trong thời hạn được hưởng quyền ưu tiên. Nộp đơn ngoài thời hạn ưu tiên có thể khiến bạn mất đi khả năng được bảo hộ.
Thông thường, thời hạn được hưởng “ngày ưu tiên” đối với các đơn trong nước nộp ra nước ngoài là “1 năm” đối với sáng chế và giải pháp hữu ích, “6 tháng” đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
Việc cung cấp thông tin về sản phẩm mới hay kiểu dáng mới nhất của bạn với đối tác kinh doanh trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ mà không có hợp đồng bảo mật có thể khiến bạn mất quyền đối với sản phẩm mới của mình. Đối tác kinh doanh có thể để lộ thông tin sản phẩm cho người khác, họ nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước bạn thì bạn sẽ không còn được sử dụng sản phẩm mới của chính mình nữa. Điều tương tự cũng diễn ra với kiểu dáng công nghiệp.
Một số nhà xuất khẩu không tìm hiểu kỹ xem sản phẩm xuất khẩu có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác ở nước xuất khẩu hay có liên quan hay không, có thể sẽ phải mất một khoản chi phí để xử lý, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh của bạn.
Một số công ty nhận dịch vụ sáng tạo, sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm cho công ty khác ( thường là công ty nước ngoài), nhưng lại quên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình tại các nước đó hoặc quên quy định về vấn đề sở hữu kiểu dáng, sáng chế, phần mềm,… trong hợp đồng. Từ đó, các vấn đề về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ xảy ra khi các bên hiểu khác nhau về quyền sở hữu trí tuệ.
Thay vì xuất khẩu trực tiếp sản phẩm, một số công ty lại cấp li-xăng cho công ty khác để lấy một khoản phí. Có điều cần phải lưu ý ở đây là các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm li-xăng phải được bảo hộ đầy đủ ở các nước liên quan, và phải có điều khoản phù hợp xác định rõ vấn đề sở hữu đối với các quyền sở hữu trí tuệ đó.
Có nhiều công ty sau khi bắt đầu tiếp thị sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài mới nhận ra nhãn hiệu của mình không phù hợp với thị trường đó.
Tóm lại, khi chuẩn bị xâm nhập vào thị trường của một quốc gia khác, ngoài việc lên chiến lược kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hợp lý, các nhà xuất khẩu cũng cần xem xét các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác một cách vô ý đồng thời hạn chế các đối thủ cạnh tranh trong việc chiếm đoạt tài sản trí tuệ của mình.
Xem thêm: 10 câu hỏi thường gặp về việc đăng ký nhãn hiệu ở UAE
5 hiểu nhầm phổ biến về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid 2021
Mặc dù cơn bão số 3 đã đi qua nhưng vẫn để lại rất nhiều thiệt hại về tính mạng, vật chất cho người dân ở nhiều khu vực...
15.09.2024Vừa qua, từ ngày 29/07 đến ngày 29/08/2024, Bà Nguyễn Thị Diệu Linh – Phó Giám đốc, đại diện sáng chế và nhãn hiệu đã đại diện ANLIS tham...
13.09.2024Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/09/1945 – 02/09/2024), Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ Anlis Việt...
28.08.2024