Xuất khẩu và vấn đề đăng ký nhãn hiệu tại UAE 2020
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường UAE 6 tháng đầu năm đạt 1,543 tỷ USD, riêng tháng 6/2020 đạt 311,31 triệu USD. Vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý những gì khi đăng ký nhãn hiệu tại UAE.
UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) bao gồm 7 tiểu vương quốc là Abu Dhabi, Dubai, Ajman, Fujairah, Sharjah, Ras al-Khaimah, Umm al-Qaiwain. Thành phố Abu Dhabi là thủ đô của UAE. UAE là một quốc gia ổn định về chính trị và kinh tế và giữ vị trí thứ 25 trên toàn cầu trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019. Ngoài ra, thành phố này còn là một trong 10 quốc gia tài trợ lớn nhất về viện trợ phát triển chính thức (ODA). Được công nhận là một quốc gia mở cửa, UAE có hơn 200 quốc gia đang làm ăn, sinh sống, học tập và tham quan UAE.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ( UAE) 6 tháng đầu năm đạt 1,543 tỷ USD, giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019; riêng tháng 6/2020 đạt 311,31 triệu USD.
Vậy đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang UAE thì có những vấn đề gì về về việc đăng ký nhãn hiệu cần phải lưu ý
Đăng ký nhãn hiệu tại UAE để bảo vệ quyền lợi khi xuất khẩu
Trước khi bước chân vào bất kỳ thị trường xuất khẩu nào, việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là phải tiến hành đăng ký bảo hộ ngay các quyền sở hữu trí tuệ của mình như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. Trong đó, nhãn hiệu là một trong các đối tượng được chú ý đầu tiên vì đây là nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời là kênh quảng bá đầu tiên với khách hàng.
Tác dụng của việc đăng ký nhãn hiệu tại UAE không chỉ dừng lại ở việc khẳng định quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm xuất khẩu, mà còn là công cụ pháp lý giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro khi xảy ra tranh chấp với đối tác, khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Nếu có một cá nhân/tổ chức đã đăng ký trước nhãn hiệu tại UAE, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn có thể đối mặt với việc trả phí sử dụng nhãn hiệu (phí li-xăng) khi xuất khẩu vào thị trường này, gây ra những tổn thất về mặt kinh tế.
Đăng ký nhãn hiệu tại UAE để tránh các khoản phạt
Mặc dù việc đăng ký nhãn hiệu tại UAE không phải là điều kiện bắt buộc để xuất khẩu vào thị trường này, nhưng trong trường hợp nhãn hiệu được sử dụng trên thị trường UAE như một chỉ dẫn về sản phẩm/dịch vụ bán cho người tiêu dùng, thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một điều kiện bắt buộc để tránh các khoản phạt vì lừa dối hoặc làm người tiêu dùng hiểu nhầm theo các quy định về luật bảo vệ người tiêu dùng tại UAE.
Đăng ký nhãn hiệu tại UAE như thế nào?
Việc đăng ký nhãn hiệu tại UAE bao gồm các bước:
Thứ nhất, kiểm tra xem nhãn hiệu dự định đăng ký có được bảo hộ ở UAE hay không vì không phải tất cả mọi nhãn hiệu đều có thể được bảo hộ. Ví dụ, một số cụm từ mô tả cho sản phẩm và dịch vụ sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu. Để tránh xung đột với các nhãn hiệu trước đó, các doanh nghiệp xuất khẩu nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.
Thứ hai, sau khi kết quả tra cứu khả quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Bộ Kinh tế UAE (Cơ quan sáng chế UAE) thông qua các luật sư đại diện. Do lệ phí quốc gia đối với việc đăng ký nhãn hiệu là khá lớn, các doanh nghiệp nên có chiến lược phù hợp để đi đúng hướng, nhằm tiết kiệm tối đa chi phí và hạn chế các rủi ro.
Doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại website chính thức của Bộ Kinh tế UAE hoặc thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại UAE tại đây
Để có thông tin toàn diện hơn về việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại UAE, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Diệu Linh – ANLIS IP