Thẩm định nội dung kiểu dáng công nghiệp của ASEAN 2020
Khái quát về Hướng dẫn thẩm định và đăng ký kiểu dáng công nghiệp ASEAN
Trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa ASEAN và EU về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (ECAPIII), nhằm nâng cao chất lượng, tính nhất quán và minh bạch hóa công việc do các cơ quan sở hữu trí tuệ ASEAN thực hiện với việc thẩm định và đăng ký kiểu dáng công nghiệp, Ban chỉ đạo dự án ECAP đã phê duyệt kế hoạch tổ chức xây dựng “Hướng dẫn chung” để áp dụng bởi các cơ quan SHTT các nước ASEAN.
Quốc gia thành viên ASEAN đang bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như thế nào?
Trên thực tế, kiểu dáng công nghiệp cũng có thể nhận được bảo vệ ở các Quốc gia Thành viên ASEAN thông qua luật bản quyền, mức độ mà kiểu dáng công nghiệp được công nhận là “tác phẩm” hoặc “tác phẩm của mỹ thuật ứng dụng ”. Điều này có thể là do tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886, được sửa đổi vào năm 1971, và từ các quy định trong luật bản quyền quốc gia bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng.
Tuy nhiên, các Nguyên tắc chung này không giải quyết được việc bảo hộ các thiết kế hoặc tác phẩm nghệ thuật ứng dụng chưa đăng ký theo luật bản quyền, hoặc hết hiệu lực. Trong khi phần lớn vấn đề được đề cập trong luật pháp quốc gia và thông lệ của các Quốc gia Thành viên ASEAN là nhất quán phù hợp với các Nguyên tắc chung trong bộ hướng dẫn, vẫn còn tồn tại một số khác biệt liên quan đến một vấn đề cụ thể.
Mục đích của bộ hướng dẫn
Bộ hướng dẫn gồm 210 trang bằng tiếng Anh, tập trung đề cập đến các căn cứ từ chối hoặc chấm dứt hiệu lực của việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (GROUNDS FOR REFUSAL OR INVALIDATION OF REGISTRATION) và các phụ lục kèm theo cung cấp thông tin chi tiết để tham chiếu đến chi tiết các quốc gia thành viên cũng như các trang web hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại từng nước.
Hướng dẫn chung này có thể được sử dụng như một công cụ đào tạo thiết thực cho các thẩm định viên kiểu dáng công nghiệp và như một tài liệu tham khảo cho các chuyên gia tư vấn chuyên ngành và các đại diện sở hữu công nghiệp.
Sử dụng bộ hướng dẫn làm tài liệu tham khảo sẽ góp phần thống nhất các tiêu chuẩn và tiêu chí cho thẩm định kiểu dáng công nghiệp tại các nước thành viên ASEAN. Các đăng ký kiểu dáng công nghiệp vẫn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia và các quy định của các Quốc gia Thành viên ASEAN.
Toàn văn bộ hướng dẫn thẩm định nội dung kiểu dáng công nghiệp ASEAN
Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN bằng tiếng Anh có thể tải về tại đây.
Hướng dẫn về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam có thể xem tại đây hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và nhanh chóng.
Nguồn: IPVietnam