QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI MỸ

Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ nói riêng hay đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nói chung chỉ được xác lập và bảo hộ theo quy định pháp luật từng quốc gia.

Hiện nay, đăng ký nhãn hiệu trên thế giới có thể tạm chia thành hai cơ chế khác nhau: thứ nhất, một số quốc gia theo nguyên tắc “first – to –file” (quyền nộp đơn đầu tiên) việc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được chấp nhận bởi cơ quan có thẩm quyền thì mới có hiệu lực pháp lý phát sinh đối với dấu hiệu mà đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, và việc sử dụng nhãn hiệu không phải là điều kiện bắt buộc để văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực pháp lý.

Việt Nam là quốc gia áp dụng nguyên tắc này. Nguyên tắc thứ hai là “first – to – use” (quyền sử dụng đầu tiên), nghĩa là nhãn hiệu phải được sử dụng trên thực tế thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới có giá trị pháp lý và người nào sử dụng nhãn hiệu trước thì người đó có quyền. Mỹ là quốc gia áp dụng nguyên tắc “first-to-use”.

Vì thế, trước khi đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ, các doanh nghiệp, tổ chức cần phải có chiến lược kinh doanh phát triển nhãn hiệu trên thực tế tại thị trường Mỹ thì việc đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ mới thực sự có hiệu lực pháp lý.

Cơ sở nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Tại Mỹ hiện này có hai cơ sở nộp đơn chính là:

(i) Nộp đơn dựa trên cơ sở “sử dụng trong thương mại”, nghĩa là bạn đang sử dụng nhãn hiệu trong thương mại gắn trên hàng hoá/ dịch vụ của mình.

(ii) Nộp đơn dựa trên cơ sở “dự định sử dụng”, nghĩa là bạn có ý định thực sự sẽ sử dụng nhãn hiệu gắn trên hàng hoá/ dịch vụ trong tương lai gần.

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dựa trên cơ sở nào thì các giai đoạn đăng ký nhãn hiệu sẽ khác nhau.

Tham khảo thêm bài viết Tổng quan đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ

Các giai đoạn trong quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ đối với Nộp đơn dựa trên cơ sở “sử dụng trong thương mại”:

Giai đoạn 1: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại USPTO

Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được nộp dựa trên đúng nhãn hiệu đang được sử dụng trong thương mại. Khi nộp đơn, USPTO sẽ cấp số đơn (số seri), có thể kiểm tra tình trạng của đơn trên cơ sở dữ liệu TSDR – Trademark Status & Document Retrieval (https://tsdr.uspto.gov/)

Giai đoạn 2: Thẩm định đơn của USPTO

Sau khoảng 3 tháng kể từ ngày nộp đơn, USPTO sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, thẩm định viên xem xét đơn có đáp ứng theo quy định của luật Liên bang hay không. Quá trình xem xét thẩm định đơn thường diễn ra trong 1 tháng.

(i) Trường hợp đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý thì USPTO chấp thuận đơn và công bố đơn trên TMOG – Trademark Official Gazette. Trong vòng 30 ngày kể từ đơn được công bố, các bên thức ba có quyền phản đối cấp văn bằng cho đơn đăng ký nhãn hiệu.

(ii) Trường hợp đơn đăng ký không đáp ứng yêu cầu pháp lý, USPTO sẽ ra thông báo dự định từ chối. Bạn có thể trả lời thông báo từ chối đó trong vòng 06 tháng kể từ ngày có thông báo, sau 06 tháng nếu không trả lời từ chối thì USPTO chínht hức ra quyết định từ chối đơn đăng ký.

Sau khi bạn có ý kiến trả lời từ chối, USPTO thẩm định lại. Nếu đơn khôngg còn lý do từ chối và đáp ứng các yêu cấp pháp lý thì nhãn hiệu sẽ được chấp thuận và vông bố đơn trên TMOG. Trong vòng 30 ngày kể từ đơn được công bố, các bên thức ba có quyền phản đối cấp văn bằng cho đơn đăng ký nhãn hiệu. Nếu ý kiến trả lời từ chối không vượt qua được hoặc đơn vẫn không đáp ứng được các yêu cầu thì thấpr định viên sẽ đưa ra Quyết định từ chối đơn, bạn có quyền kháng nghị quyết định này

Giai đoạn 3: USPTO cấp giấy chứng nhận đang ký nhãn hiệu

Sau khoảng 03 tháng kể từ công bố đơn trên TMOG, nếu không có phản đối nào thì USPTO sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tuy nhiên sau khi được cấp giấy chứng nhận thì bạn phải nộp bổ sung các tài liệu như sau để duy trì sự bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của Mỹ:

– Từ năm thứ 5 đến năm thứ 6 đầu tiên kể từ ngày đăng ký, cần nộp Tuyên bố sử dụng hoặc Tuy bố không sử dụng có ký do và khoảng phí bổ dung nhằm xsc minh rằng nhãn hiệu đang được sử dụng trong thương mại. Nếu không nộp Tuyên bố này thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ bị huỷ bỏ.

– Từ năm thứ 9 đến năm thứ 10 (gia hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày hết hạn VB) kể từ ngày đăng ký, cần phải nộp Tuyên bố sử dụng hoặc Tuyên bố không sử dụng có ký do và kèm theo đơn xin gia hạn hiệu lực văn bằng để kéo dài thời gian bảo hộ của nhãn hiệu. Nếu không nộp thì nhãn hiệu sẽ bị huỷ và hết thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.

ANLIS Sở hữu trí tuệ biên tập, lược dịch dựa trên các tài liệu do Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ công bố (United States Patent and Trademark Office).

Liên hệ tư vấn và báo giá: ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899 88 6060 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn).

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)

Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...

20.12.2024

CẢNH BÁO MẠO DANH ANLIS

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...

12.12.2024

05 BƯỚC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...

01.12.2024