Kinh nghiệm lựa chọn và bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ (US) 2021

          Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ cần lựa chọn những nhãn hiệu như thế nào là câu hỏi được nhiều nhà xuất khẩu quan tâm. Việc lựa chọn một nhãn hiệu tốt trước khi bảo hộ không chỉ giúp doanh nghiệp có hành lang pháp lý vững chắc hơn, mà còn giúp giảm chi phí rủi ro trong việc tranh chấp thương hiệu trong tương lai.

1. Nhãn hiệu là gì theo quy định của pháp luật Mỹ

Khái niệm nhãn hiệu

          Một nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ tại Mỹ có thể là bất kỳ từ, cụm từ, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp các yếu tố trên mà có thể xác định được sản phẩm dịch vụ của bạn. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhận ra sản phẩm/dịch vụ của bạn trên thị trường và phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Từ “nhãn hiệu” (trademark) có thể sử dụng để đề cập đến cả nhãn hiệu dịch vụ và nhãn hiệu hàng hóa.

Chức năng của nhãn hiệu

  • Xác định nguồn gốc của sản phẩm/dịch vụ
  • Đưa ra các bảo hộ về mặt pháp lý cho thương hiệu của bạn
  • Giúp bạn được bảo vệ khỏi các sản phẩm giả mạo và xâm phạm quyền.

2. Nhãn hiệu mạnh và nhãn hiệu yếu

          Hiện nay có rất nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, nhưng nếu phân loại theo phạm vi bảo hộ thì có thể phân loại theo mức độ bảo hộ từ yếu nhất đến mạnh nhất. Vì vậy, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ nói riêng và ra nước ngoài nói chung, bạn nên chọn một nhãn hiệu mạnh.

          Nhãn hiệu mạnh được hiểu là bản thân nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt. Nói một cách dễ hiểu hơn, nhãn hiệu đó phải giúp xác định nhanh chóng, rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhãn hiệu của bạn càng mạnh thì khả năng ngăn chặn được người khác sử dụng nhãn hiệu không được phép càng cao.

          Ngược lại với một nhãn hiệu mạnh là một nhãn hiệu yếu. Đăng ký một nhãn hiệu yếu không chỉ tốn kém chi phí đăng ký, theo đuổi mà còn khó khăn trong việc bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ.

          Theo cách phân loại của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), nhãn hiệu mạnh là nhãn hiệu có tính gợi ý (suggestive), tự tạo (fanciful), hoặc là yếu tố tự tạo bất kỳ (arbitrary). Ngược lại, nhãn hiệu yếu là những yếu tố mang tính mô tả hoặc chung chung.

đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ

Nguồn: United States Patent and Trademark Office, www.uspto.gov

3. Nhãn hiệu mạnh được bảo hộ tại Mỹ

          Nhãn hiệu mạnh thường được sáng tạo ra và có tính duy nhất, giúp bạn khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Các nhãn hiệu này bao gồm 3 loại: nhãn hiệu có tính gợi ý (suggestive), nhãn hiệu tự tạo (fanciful), hoặc là yếu tố tự tạo bất kỳ (arbitrary)

Nhãn hiệu tự tạo (Fanciful trademarks)

          Nhãn hiệu này là những từ được bạn tự nghĩ ra. Chúng chỉ có một ý nghĩa nào đó liên quan tới sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ như “Pepsi” cho nước ngọt

Nhãn hiệu tự tạo bất kỳ (Arbitrary trademarks)

          Nhãn hiệu này là những từ về bản chất không có liên kết gì với hàng hóa dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Ví dụ như “apple”. Nếu “Apple” đăng ký cho sản phẩm táo (một loại trái cây), thì không thể đăng ký được. Nhưng “Apple” khi được đăng ký cho máy tính, điện thoại thì trở thành dấu hiệu độc đáo và được bảo hộ

Nhãn hiệu có tính gợi ý (suggestive trademarks)

          Nhãn hiệu này là những từ có thể chỉ dẫn đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ, nhưng không nêu rõ hoặc chỉ dẫn thẳng đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ. Ví dụ như nhãn hiệu “Coopertone” cho sản phẩm chống nắng, người dùng có thể có ấn tượng là nếu dùng dầu chống nắng “Coopertone” có thể làm cho da sáng lấp lánh như đồng.

4. Nhãn hiệu yếu không được bảo hộ tại Mỹ

          Các nhãn hiệu yếu sẽ không được bảo hộ tại Mỹ, đó là nhãn hiệu mang tính mô tả và nhãn hiệu chung chung.

Nhãn hiệu mang tính mô tả (descriptive trademarks)

          Đây là nhãn hiệu đơn thuần mô tả về một số khía cạnh của sản phẩm dịch vụ mà không nhằm xác định hoặc phân biệt nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ. Các loại này chỉ được bảo hộ nhãn hiệu tại Mỹ trong một số trường hợp nhất định, ví dụ như nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt thông qua việc sử dụng thực sự trong thương mại trong nhiều năm.

          Ví dụ: Nhãn hiệu “creamy” cho sữa chua; nhãn hiệu “bed & breakfast registry” cho dịch vụ đặt phòng

Nhãn hiệu mang tính mô tả và nhãn hiệu mang tính gợi ý khác nhau như thế nào?

          Nhãn hiệu mang tính mô tả ngay lập tức đưa ra ý niệm về sản phẩm dịch vụ đang đề cập đến là gì, trong khi nhãn hiệu mang tính gợi ý chỉ ám chỉ đến sản phẩm dịch vụ.

          Ví dụ, từ “bronzer” cho dầu chống nắng sẽ bị coi là mô tả về một loại dầu giúp làm sáng da và không được đăng ký làm nhãn hiệu cho sản phẩm này, nhưng “Coppertone” là nhãn hiệu mang tính gợi ý, đã được đăng ký cho các sản phẩm chống nắng.

Nhãn hiệu chung chung (generic trademarks)

          Nhãn hiệu chung chung thực ra không phải là nhãn hiệu. Chúng chỉ là những tên gọi đơn thuần, phổ biến cho sản phẩm dịch vụ, và do đó chúng không chỉ dẫn nguồn gốc và không đáp ứng được chứng năng là nhãn hiệu.
Ví dụ “Bicyle” cho sản phẩm xe đạp; “E-ticket” cho dịch vụ đặt chỗ và xuất vé giao thông thông qua máy tính.

Xem thêm: 06 SAI LẦM THƯỜNG GẶP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ KHI XUẤT KHẨU

ANLIS Sở hữu trí tuệ biên tập, lược dịch dựa trên các tài liệu do Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ công bố (United States Patent and Trademark Office, www.uspto.gov).

Liên hệ tư vấn và báo giá: ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899 88 6060 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)

Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...

20.12.2024

CẢNH BÁO MẠO DANH ANLIS

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...

12.12.2024

05 BƯỚC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...

01.12.2024