Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài – 2021
Trước bối cảnh nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và mở cửa thì việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài càng có vai trò quan trọng hơn. Bởi tất cả các nước nhất là những nước có nên kinh tế phát triển rất coi trọng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt là nhãn hiệu nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ bàn về tầm quan trọng cũng như thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoại.
-
Tầm quan trọng của việc đăng ký hãn hiệu tại nước ngoài
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài giúp doanh nghiệp mang lại những lợi ích sau:
- Sau khi nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ quốc gia đăng ký và chủ sở hữu có quyền chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hoạt động chuyển nhượng hoặc chuyển giao
- Gia tăng giá trị tài sản khi nhãn hiệu được bảo hộ
- Xác lập quyền tài sản trước khi phát triển khai hoạt động kinh doanh tại nước ngoài
- Bảo vệ nhãn hiệu tránh bị các cá nhân, tổ chức khác xâm phạm
- Khi nhãn hiệu được bảo hộ sẽ tạo niềm tin với khách hàng tại nước được bảo hộ
- Khi nhãn hiệu được cấp bằng sẽ giúp chủ sở hữu tăng cơ hội hợp tác, đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, bởi các nhà đầu tư nước ngoài rất chú trọng đến việc bảo hộ sở hữu trí tuệ
-
Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Có 2 hình thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài mà doanh nghiệp có thể thực hiện, tùy vào chiến lược phát triển để cho phù hợp, mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm khác nhau gồm:
Thứ nhất là đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid (theo thỏa ước và Nghị định thư)
Việt Nam là thành viên của nghị định thư Madrid từ ngày 11/07/2006 nên bất cứ cá nhân, tổ chức nào của Việt Nam nếu muốn nhãn hiệu được bảo vệ toàn cầu thì có thể nộp đơn đăng ký bản quyền quốc tế theo nghị định thư Madrid để được bảo hộ thương hiệu quốc tế ( Lưu ý: để được đăng ký nhãn hiệu theo nghị định thư Madrid thì bạn cần có giấy chứng nhận được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam).
Ưu điểm của hình thức này là chỉ cần dùng một mẫu đơn đăng ký quốc tế trong đó có đánh dấu những nước thành viên mà mình muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Thủ tục lại rất đơn giản và thuận tiện khi chỉ cần nộp đơn thông qua Cục sở hữu trí tuệ mà nhãn hiệu vẫn được bảo hộ ở nhiều quốc gia.
Tuy nhiên điều kiện để áp dụng cách này là quốc gia mà bạn muốn đăng ký nhãn hiệu cũng phải là thành viên của Hiệp ước Madid
Tham khảo cách nộp đơn theo hệ thống Madrid tại
Đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia mà bạn muốn nhãn hiệu được bảo hộ
Doanh nghiệp bạn có thể nộp đơn theo thủ tục của từng quốc gia cho Cơ quan đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của quốc gia đó. Lúc này thủ tục và thời gian xem xét đơn sẽ phụ thuộc vào quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ của từng quốc gia.
Với cách thức này sẽ tốn chi phí hơn và ngoài ra sẽ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ cũng như phân loại sản phẩm và dịch vụ. Do đó để tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như cơ hội hợp tác, đầu tư, bạn nên sử dụng dịch vụ của công ty đại diện như Anlis để hỗ trợ.
-
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Cũng tương tự như đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, khi đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài cũng phải trải qua bước tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu và sau đó là tiến hành nộp đơn đăng ký.
Các tài liệu cung cấp cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài
Nếu bạn đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống Madrid thì cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu. Lưu ý: Trong đơn cần chỉ rõ các nước thành viên Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ.
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký;
- Bản sao có công chứng, chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam;
- Giấy uỷ quyền (nếu sử dụng dịch vụ).
- Chứng từ chứng minh đã nộp phí, lệ phí.
Nếu bạn chọn một quốc gia nước ngoài để đăng ký nhãn hiệu thì tùy thuộc vào pháp luật sở hữu trí tuệ nước đó quy định những hồ sơ cần thiết khi nộp đơn.
Để đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của bạn được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc cơ quan SHTT của quốc gia khác chấp thuận thì bạn cần nắm rõ những quy chế cần thực hiện. Tuy nhiên, việc đó không dễ dàng gì. Quy trình thủ tục ở mỗi hình thức đăng ký khác nhau đòi hỏi bạn phải nghiên cứu và chuẩn bị kĩ lưỡng.
Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).
ANLIS Sở hữu trí tuệ.