Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản theo hệ thống Madrid 2021
Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản nói riêng và bất kỳ quốc gia nào nói chung thường có hai cách. Cách thứ nhất là tiến hành đăng ký trực tiếp tại Nhật Bản, ở đây là cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO), và cách thứ hai là đăng ký thông qua một Hiệp ước, đối với nhãn hiệu là Hệ thống Madrid.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cách thức đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản thông qua hệ thống Madrid.
Xem thêm: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN 2021 (đăng ký trực tiếp)
1. Giới thiệu về Hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý, ra đời để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống Madrid bao gồm Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid.
Điểm khác biệt cơ bản trong quy định của Nghị định thư Madrid so với Thỏa ước Madrid là cho phép các đăng ký quốc tế được dựa trên đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên các văn bằng bảo hộ quốc gia.
Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid 2021
2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản theo hệ thống Madrid
Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản thông qua hệ thống Madrid
Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của Nghị định thư Madrid (Nhật Bản gia nhập vào 14/03/2000, Việt Nam gia nhập vào 11/07/2006) cho nên các nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo hệ thống Madrid chỉ định bảo hộ tại Nhật Bản theo đơn đăng ký quốc tế.
Vì thế, để được nộp thông qua hệ thống Madrid, cá nhân/tổ chức Việt Nam cần dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu đã nộp hoặc một văn bằng đã cấp tại Việt Nam.
Các bước tiến hành
Các bước tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam tại Nhật Bản theo hệ thống Madrid được tóm tắt trong sơ đồ sau như sau:Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
1. Tài liệu cần chuẩn bị
Chủ đơn – người có quyền đăng ký nhãn hiệu lựa chọn việc tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid thì cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết sau:
(i) Biên nhận tờ khai đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu nhãn hiệu dự định đăng ký tại Nhật Bản đã được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam). Trong trường hợp nhãn hiệu đó chưa được đăng ký vào Cục SHTT thì cần tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT và được xác nhận đã nộp đơn vào Cục);
(ii) Giấy uỷ quyền của chủ đơn cho đại diện sở hữu công nghiệp của Việt Nam (bằng Tiếng Việt)
(iii) Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký nhãn hiệu
1.2. Tài liệu cần nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ
Tổ chức đại diện hoặc chủ đơn nhận đủ tài liệu nêu trên hoặc thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quốc tế nhãn hiệu vào Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ nộp Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cần có:
(i) 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
(ii) 02 bản Tờ khai MM2;
(iii) 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
(iv) Giấy ủy quyền (nếu đơn được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
(v) Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở của Cục SHTT;
(vii) Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000VNĐ
Giai đoạn 2: Chấp nhận và công bố đơn quốc tế
Cục SHTT nhận đơn đăng ký quốc tế sẽ tiến hành thẩm định sơ bộ các tài liệu có trong đơn. Nếu đơn yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu đã đáp ứng đủ các yêu cầu hình thức thì đơn sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ gửi đến Văn phòng quốc tế của WIPO.
Sau khi nhận được đơn quốc tế, Văn phòng quốc tế sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư và các Quy định liên quan. Việc kiểm tra này chỉ giới hạn ở các thủ tục, bao gồm cả việc phân loại danh mục hàng hóa và/hoặc dịch vụ. Nếu không có bất thường trong đơn đăng ký, Văn phòng quốc tế ghi nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc tế, công bố đăng ký quốc tế trên Công báo nhãn hiệu quốc tế của WIPO (sau đây gọi là “Công báo”), và thông báo cho chủ đơn và quốc gia được chỉ định.
Bất kỳ vấn đề nội dung nào, chẳng hạn như nhãn hiệu có đủ điều kiện để được bảo hộ hay nó có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó tại Nhật Bản hay không, đều do Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) xác định theo luật hiện hành trong nước. Công báo hiện có ở dạng điện tử (e-Gazette) trên trang web của hệ thống Madrid.
Giai đoạn 3: Thẩm định đơn đăng ký quốc tế tại các quốc gia được chỉ định
Sau khi nhận được chấp nhận đơn đăng ký của WIPO, người nộp đơn tiến hành theo dõi tiếp tình trạng của đơn, WIPO sẽ gửi đơn đến các quốc gia được chỉ định trong đơn. Các quốc gia chỉ định nhận được đơn đăng ký từ WIPO sẽ tiến hành thẩm định đơn đăng ký.
Trong trường hợp ở đây, JPO sẽ nhận đơn đăng ký quốc tế và tiến hành thẩm định đơn. Thời hạn ra thông báo từ chối đối với đơn đăng ký quốc tế có chỉ định Nhật Bản là trong vòng 18 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của WIPO. Kết quả thẩm định (dự định từ chối hoặc dự định cấp văn bằng bảo hộ) từ JPO phải được gửi cho WIPO và WIPO công bố, thông báo quyết định đó tới người nộp đơn.
Thủ tục sau khi từ chối (như kháng cáo hoặc trả lời từ chối) được thực hiện trực tiếp bởi JPO và người nộp đơn/ chủ đơn mà không có sự tham gia của Văn phòng quốc tế. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng liên quan đến việc từ chối phải được thông báo cho Văn phòng quốc tế, nơi ghi lại và công bố quyết định đó.
Người nộp đơn sẽ tiến hành trả lời từ chối hoặc nộp phí cấp bằng cho JPO phải được thực hiện thông qua luật sư/ đại diện của Nhật Bản. Chủ đơn cần uỷ quyền cho luật sư/ đại diện của Nhật Bản để họ có đủ tư cách tiến hành các thủ tục (trả lời từ chối hoặc nộp phí cấp bằng) tại JPO.
Giai đoạn 4: Cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nộp phí cấp bằng, JPO sẽ thông báo nhãn hiệu theo đơn đăng ký quốc tế đã được cấp văn bằng bảo hộ cho WIPO và hiệu lực của văn bằng là 10 năm tính từ ngày đăng ký quốc tế, có thể được gia hạn nhiều lần. Phí cấp bằng tại Nhật bản mới nhất 2021 là CHF241 cho 01 nhóm sản phẩm/ dịch vụ.
Người nộp đơn cần nộp phí cho Văn phòng quốc tế WIPO trong vòng 3 tháng kể từ ngày thông báo được gửi. Nếu các khoản lệ phí không được nộp đúng hạn, đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản có thể bị từ chối bảo hộ.
Xem thêm: Một số lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản thông qua hệ thống Madrid.
Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).
ANLIS Sở hữu trí tuệ.