Những hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ phổ biến trên sàn thương mại điện tử
Những hành vi xâm phạm nhãn hiệu phổ biến trên sàn thương mại điện tử diễn ra ngày càng phổ biến, đa dạng và phức tạp. Một phần là bởi việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đã phát triển rộng rãi trong thời đại công nghệ hiện nay. Phần khác là do việc xử lý các hành vi xâm phạm của các cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn và chưa triệt để. Dưới đây là một số hành vi xâm phạm thường thấy nhất mà trong quá trình tư vấn pháp luật chúng tôi hay gặp phải, xin cùng chia sẻ cho Quý khách được biết:
1. Đặt tên gian hàng xâm phạm nhãn hiệu của người khác
Đây là một trong những hành vi dễ thấy nhất của những người kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử.
Khi mới mở gian hàng, để thu hút khách hàng bắt buộc chủ các gian hàng phải tìm ra những cách thức khác nhau. Nếu đặt một cái tên mới lạ và không có gì đặc biệt, rất khó để người mua tìm thấy gian hàng/shop của mình giữa hàng nghìn shop cùng kinh doanh mặt hàng đó. Do vậy để người tiêu dùng biết và tìm đến shop của mình thì chủ shop phải tìm và đặt tên cho shop của mình cái tên thật dễ dàng tìm kiếm và nổi tiếng. Hầu hết người tiêu dùng có thói quen tìm kiếm theo trí nhớ. Cách nhanh nhất chính là đặt những tên theo những nhãn hiệu đã được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và yêu thích. Và hành vi này vô tình hay cô ý đã xâm phạm nhãn hiệu của người khác. Nếu không để ý, khách hàng rất có thể hiểu lầm rằng đây là nhãn hiệu nổi tiếng chính hãng mà mình đang tìm kiếm, và từ đó bị mua phải hàng hóa không chất lượng.
2. Kinh doanh các mặt hàng giả, hàng nhái theo các nhãn hiệu nổi tiếng
Nếu sản phẩm mới đưa ra thị trường sẽ rất khó tiếp cận đến khách hàng. Do vậy để nhanh chóng thu hút khách hàng cách nhanh nhất là lựa chọn những mặt hàng đang có “tên tuổi” được nhiều người biết đến để kinh doanh. Nhưng nếu chọn hàng chính hãng thì chi phí bỏ ra rất lớn, bên cạnh chi phí về chất lượng sản phẩm mà còn phải chi phí về thương hiệu, bản quyền mà hầu hết khách hàng trên các sàn thương mại điện tử sẽ không sẵn sàng mua hàng với giá trị lớn. Do đó đa số các chủ gian hàng sẽ nhập các mặt hàng “na ná” với tên tuổi của nhưng không rõ xuất xứ nguồn gốc để rao bán hoặc có thể sản xuất ra những sản phẩm chất lượng “gần bằng” với hàng thật để kinh doanh.
- Sử dụng video, hình ảnh của người khác để quảng cáo sản phẩm
Một trong những cách quảng cáo hiệu quả nhất là sử dụng video, hình ảnh của những người có sức ảnh hưởng. Do đó nhiều gian hàng không ngại “mượn tạm” những quảng cáo, video có sẵn để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Hành vi này không chỉ vi phạm sở hữu trí tuệ mà còn vi phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh cá nhân người khác, và có thể bị xử lý hình sự nếu gây ra những hậu quả lớn.
Trên đây là một số những hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ phổ biến trên sàn thương mại điện tử mà thường thấy nhất hiện nay.
Hiện nay các sàn thương mại điện tử cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc nâng cao hiểu biết, kiến thức về việc bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu cũng như hạn chế các hành vi xâm phạm bằng các cách như yêu cầu bằng chứng về việc bảo hộ nhãn hiệu hoặc tài liệu cho phép sử dụng nhãn hiệu hợp pháp. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều kẽ hở cũng như bất cập nên chưa xử lý được triệt để.
Để có thể tự bảo vệ mình trong môi trường kinh doanh, các chủ sở hữu phải tự có biện pháp nâng cao để bảo vệ mình như tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trước khi tham gia kinh doanh, rà soát, phát hiện các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ và xử lý các hành vi xâm phạm đó.
Anlis – tổ chứ đại diện sở hữu công nghiệp, với nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn xác lập quyền cũng như bảo vệ quyền cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài. Chúng tôi rất sẵn sàng tư vấn cho Quý Khách về các biện pháp đăng ký xác lập quyền cũng như bảo vệ quyền trước môi trường kinh doanh hiện nay.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí.
Anlis team