CÓ NÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA NGƯỜI NỔI TIẾNG (KOLs)?

1. Tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu của người nổi tiếng (KOLs)?

Nhãn hiệu của người nổi tiếng có thể là tên gọi mà họ dùng để đặt tên trang (page) trên các mạng xã hội như facbook, instagram, tiktok, youtube…để giúp cho các nền tảng quản lý, cũng như giúp người xem, người nghe có thể phân biệt và nhận diện được họ – những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng. Từ nhãn hiệu này, những người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng có thể phát triển nội dung, content, video… để thu hút người xem, người nghe, từ đó mang lại lợi ích cho họ.

Quan trọng là thế nhưng rất ít người nghĩ đến việc phải bảo vệ “cái tên” ấy cho đến khi nó được nhiều người biết đến và vô tính có những kênh giả mạo khác hoặc nhận cảnh báo từ các đơn vị quản lý kênh rằng đã có một người khác đăng ký tên và yêu cầu chính chủ phải xóa kênh hoặc đổi tên. Do vậy, có rất nhiều trường hợp lúc đó là đã quá muộn để họ có thể đăng ký cho nhãn hiệu của mình vì lúc này đã bị các cá nhân, tổ chức khác “ăn cắp” mất tên thương hiệu của mình.

Điển hình là bài học của anh em Tam Mao TV. Đứng trước nguy cơ tên thương hiệu “Tam Mao TV” bị bay màu, anh em Tam Mao TV đã chia sẻ rằng “”Chuyện là thế này, anh em mình có kênh Tam Mao TV đã được gần 3 năm. Khi anh em mình làm YouTube thì không để ý đến việc đăng ký thương hiệu Tam Mao TV. Đến hôm nay tự dưng có ông nào đó vừa đăng ký thương hiệu Tam Mao TV vào tháng 4/2021 với Cục Sở hữu trí tuệ và giờ quay lại đòi xóa kênh của anh em mình”. Từ đây, anh em Tam Mao phải mất gần 3 năm để đòi lại tên thương hiệu của mình cũng như mất một số chi phí khá lớn để thuê luật sư và giải quyết một số vấn đề liên quan đến vụ việc này.

Như vậy có thể thấy, việc người nổi tiếng hay người có sức ảnh hưởng nếu không để ý, chú trọng việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho tên nhãn hiệu của mình thì rất dễ bị “ăn cắp chất xám” và hành trình “đòi lại” thành quả của mình là vô cùng gian nan, mất thời gian, tốn kém chi phí nhưng cũng chưa chắc chắn “đòi lại” được.

2. Việc cần làm để đăng ký nhãn hiệu của người nổi tiếng

Để tên nhãn hiệu của người nổi tiếng hay người có sức ảnh hưởng được pháp luật bảo hộ sử dụng độc quyền, ngăn chặn các hành vi nhái tên kênh Youtube, hay lợi dụng tên thương hiệu của người nổi tiếng để thu lợi bất hợp pháp thì người nổi tiếng hoặc người có sức ảnh hưởng phải tiến hành đăng ký bảo hộ tên nhãn hiệu của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Nếu tên nhãn hiệu này đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định, Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho tên nhãn hiệu ấy.

Dưới đây là một số tên nhãn hiệu của người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng đã/ đang được đăng ký bảo hộ:

nhãn hiệu của người nổi tiếng

(Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ)

3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của người nổi tiếng

Để đăng ký bảo hộ độc quyền tên nhãn hiệu, công việc đầu tiên mà Chủ sở hữu phải thực hiện là thực hiện việc tra cứu, tìm kiếm tại hệ thống thư viện số của Cục xem các tên nhãn hiệu đó đã có ai đăng ký hay chưa. Mặc dù có thể tên nhãn hiệu đó là chính chủ của mình nhưng không tránh khỏi đã bị người khác đăng ký trước hoặc vô tình trùng với tên của người khác đã được đăng ký trước. Việc tra cứu là không bắt buộc nhưng sẽ làm giảm rủi ro bị từ chối sau hai năm chờ đợi, đồng thời tránh được những tốn kém không đáng có.

Sau khi có kết quả tra cứu nếu khả năng bảo hộ cao, người nộp đơn cần chuẩn bị bộ hồ sơ, giấy tờ để đăng ký, bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  2. 05 mẫu nhãn hiệu là tên nhãn hiệu hoặc logo cần đăng ký (kích thước 80 x 80 mm)
  3. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
  4. Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật).
  5. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.

Lưu ý, nếu người nổi tiếng dùng hình ảnh cá nhân của mình để đăng ký nhãn hiệu thì cần nộp kèm  bản sao giấy tờ tùy thân để chứng mình quyền nhân thân với hình ảnh. Hoặc nếu cho phép người khác sử dụng hình ảnh cá nhân để đăng ký thì ngoài bản sao giấy tờ tùy thân được công chứng theo quy định thì còn cần văn bản cho phép người khác sử dụng hình ảnh của mình.

Việc đăng ký sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 18-24 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trong khoảng thời gian này Cục Sở hữu trí tuệ sẽ có những thông báo về tiến độ thẩm định gửi đến người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn nếu nộp thông qua đại diện. Do đó người nộp đơn nếu tự mình nộp thì cần theo dõi chặt chẽ thông tin để tránh bị thất lạc và quá thời hạn trả lời thì đơn có thể bị chính thức bị từ chối.

ANLIS là đơn vị đại diện Sở hữu công nghiệp, chuyên tư vấn và cung cấp các dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân, tổ chức. Quý khách có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền tên thương hiệu, vui lòng liên hệ tại đây để được tư vấn đầy đủ và chi tiết

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024