ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NƯỚC NGOÀI
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài là một trong những việc làm đầu tiên và quan trọng nhất của doanh nghiệp khi tiến hành mở rộng kinh doanh ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Bởi vì chỉ có đăng ký nhãn hiệu doanh nghiệp mới có thể bảo vệ nhãn hiệu của mình, nâng cao giá trị doanh nghiệp cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Bài viết dưới đây ANLIS sẽ chia sẻ những kiến thức hữu ích cho chủ sở hữu có dự định đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài của mình.
1. Tại sao cần đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài?
Do phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là theo nguyên tắc lãnh thổ cho nên việc đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng tại lãnh thổ quốc gia mình đăng ký sau khi nhãn hiệu được bảo hộ;
- Bảo vệ nhãn hiệu tránh bị các tổ chức/cá nhân nào tại nước sở tại xâm phạm như việc làm giả, làm nhái sản phẩm mang nhãn hiệu…, tránh tốn kém chi phí cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp/ tổ chức/ cá nhân khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh như thiết lập niềm tin với khách hàng, tăng cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi tài sản trí tuệ là một trong những loại tài sản được các quốc gia có nền kinh tế phát triển coi trọng.
2. Cách thức đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài như thế nào?
Để đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài, người nộp đơn có thể lựa chọn một trong hai phương án như sau:
Phương án 1: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Phương án 2: Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia
Mỗi cách thức lại có những có ưu điểm và nhược điểm riêng, chủ sở hữu cần xem xét nhu cầu của mình để lựa chọn cách thức cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid
3. Các bước đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài
Đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài cũng giống như đăng ký nhãn hiệu quốc gia, đều có những yêu cầu cơ bản về đối tượng đăng ký cũng như điều kiện bảo hộ. Do đó trước khi đăng ký, người nộp đơn nên tìm hiểu/hoặc thông qua đơn vị tư vấn để nắm được những thông tin và yêu cầu cơ bản của đăng ký nhãn hiệu để hạn chế việc nộp đơn đăng ký nhưng bị từ chối sẽ tốn kém chi phí và thời gian.
Thông thường nếu khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế qua ANLIS, chúng tôi sẽ làm lần lượt các bước như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin cũng như tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại nước đăng ký gồm: nhãn hiệu, sản phẩm/dịch vụ, quốc gia dự định đăng ký, cách thức đăng ký và chi phí.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn theo cách thức tưng ứng mà doanh nghiệp lựa chọn và thông báo về việc nộp đơn với doanh nghiệp ngay sau khi nộp đơn.
- Bước 3: Theo dõi tiến trình đăng ký nhãn hiệu, thường xuyên cập nhật tình trạng cũng như tư vấn phương án xử lý nếu có tranh chấp hay những vấn đề khác có liên quan đến nhãn hiệu đăng ký cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu Trí tuệ tại nước đăng ký.
4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài cơ bản gồm những tài liệu sau:
- Mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký file .jpg hoặc .pdf chất lượng cao
- Danh mục sản phẩm/dịch vụ chi tiết dự định đăng ký
- Bản sao/ảnh chụp/scan Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy ủy quyền (theo mẫu – chúng tôi sẽ cung cấp sau).
Lưu ý: Đối với mỗi cách thức đăng ký lại có những tài liệu và yêu cầu riêng, đồng thời mỗi một số quốc gia cũng có yêu cầm thêm về tài liệu khác theo quy định tại nước sở tại như: tại Trung Quốc, Thái Lan cần công chứng đối với giấy ủy quyền; tại UAE cần hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự, hoặc tại một số quốc gia cần tài liệu chứng minh việc sử dụng hoặc tuyên bố sử dụng nhãn hiệu đăng ký,…..Ngoài ra, danh mục sản phẩm đăng ký cùng tùy thuộc vào pháp luật từng nước, do đó người nộp đơn cần tìm hiểu chi tiết tránh bị từ chối những chi tiết này.
5. Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài như thế nào
Chi phí đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài phụ thuộc vào số lượng nhãn hiệu đăng ký, nhóm và sản phẩm và dịch vụ cụ thể trong nhóm, số lượng quốc gia đăng ký. Trường hợp không nộp đủ phí, nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ tại quốc gia yêu cầu bảo hộ. Do đó để biết được chi phí chi tiết cho nhãn hiệu của mình, Quý Khách có thể liên hệ với luật sư để nắm được tư vấn vụ thể.
Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).
ANLIS Sở hữu trí tuệ.