5 LƯU Ý VỀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI ĐỨC
Đăng ký nhãn hiệu tại Đức là một trong những điều kiện tiên quyết và quan trọng để doanh nghiệp có thể kinh doanh tại thị trường này. Hiện nay Đức là một trong những thị trường sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng lớn nhất châu Âu, nên kinh tế của Đức cũng là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng hàng thứ tư trên thế giới. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô công ty của mình sang Đức để có thể tìm kiếm cơ hội, nâng cao chất lượng sản phẩm và chinh phục thị trường khó tính này.
1. Đăng ký nhãn hiệu đăng ký tại Đức
Theo quy định về việc đăng ký nhãn hiệu tại Đức, nhãn hiệu được sử dụng dùng để nhận biết hàng hóa và/hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu, ví dụ: từ, chữ cái, số, hình ảnh, nhưng cũng có thể là màu sắc, hình ba chiều, dấu hiệu và âm thanh đa phương tiện.
Nhãn hiệu được bảo hộ kể từ khi nhãn hiệu đăng ký được ghi nhận tại Cơ quan sở hữu trí tuệ tại Đức (DPMA). Ngoài ra, việc bảo hộ nhãn hiệu cũng có thể xuất phát từ mức độ công nhận đạt được qua việc sử dụng rộng rãi dấu hiệu trong thương mại hoặc sự nổi tiếng của dấu hiệu đó
2. Quyền sử dụng độc quyền nhãn hiệu tại Đức
Sau khi đăng ký nhãn hiệu tại Đức, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ và xử lý đối với các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu có thể được chủ sở hữu bán và chuyển nhượng bất cứ lúc nào. Chủ sở hữu nhãn hiệu cũng có thể cấp quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác.
Một nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần. Tuy nhiên, nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ nếu phí gia hạn không được thanh toán sau khoảng thời gian 10 năm tương ứng.
3. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đức
Các tài liệu chuẩn bị cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Đức bao gồm:
- Thông tin chủ thể đăng ký nhãn hiệu (cá nhân, tổ chức);
- Mẫu nhãn hiệu nộp tại Đức;
- Danh mục sản phẩm/dịch vụ;
- Các tài liệu khác.
Quý Khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thêm về nhãn hiệu cũng như sản phẩm dịch vụ để việc đăng ký phù hợp hoạt động kinh doanh thực tế của Quý Khách.
4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Đức
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Đức được thực hiện thông qua phương thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới Cơ quan sở hữu trí tuệ Đức (DPMA) và tiến hành theo quy trình như sau:
Bước 1. Tra cứu nhãn hiệu (không bắt buộc)
Mặc dù không phải là một bước bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyến cáo Quý khách nên kiểm tra trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký. Bởi việc đăng ký sẽ tốn kém thời gian và chi phí, do đó để tránh nhãn hiệu của Quý Khách tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký trước đó, Quý Khách nên tiến hành kiểm tra, tra cứu để đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn.
Bước 2. Đăng ký nhãn hiệu
Để đăng ký nhãn hiệu tại Đức, người nộp đơn cần cung cấp các thông tin như mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ cụ thể, thông tin chủ đơn (bao gồm tên và địa chỉ) và thông tin, tài liệu khác (nếu cần).
Về cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Đức, người nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại Đức, nộp đơn đăng ký bảo hộ tại Liên minh Châu Âu (EU) trong đó có Đức hoặc nộp đơn qua hệ thống Madird. Tham khảo thêm cách thức nộp đơn qua Madrid tại đây
Sau khi tiến hành nộp đơn và thanh toán phí, Cơ quan sở hữu trí tuệ tại Đức sẽ sẽ kiểm tra liệu nhãn hiệu đã đăng ký có đáp ứng điều kiện được bảo hộ hoặc có tương tự với các nhãn hiệu đăng ký trước đó hay không.
- Trường hợp, đơn đăng ký tuân thủ các yêu cầu pháp lý và không có lý do từ chối thì DPMA sẽ ghi nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Trường hợp phát sinh bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nhãn hiệu dự định đăng ký, DPMA sẽ thông báo cho người nộp đơn để họ có cơ hội giải quyết các mối quan ngại.
Bước 3. Công bố
Khi đơn đăng ký đáp ứng tất cả các yêu cầu, DPMA sẽ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên tạp chí nhãn hiệu điện tử (DPMAregister) trong vòng ba tháng kể từ khi được công bố, các bên thứ ba có thể nộp đơn phản đối việc đăng ký nhãn hiệu.
Bước 4. Cấp văn bằng bảo hộ
Nếu không có phản đối nào được đưa ra hoặc nếu chúng được giải quyết có lợi cho người nộp đơn thì DPMA sẽ tiến hành bảo hộ nhãn hiệu. Người nộp đơn sẽ phải nộp phí cấp bằng trước khi nhãn hiệu được bảo hộ. Sau khi thanh toán phí, DPMA sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký và nhãn hiệu sẽ có hiệu lực trong mười năm kể từ ngày nộp đơn.
Như vậy tổng thời gian cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Đức với trường hợp thuận lời sẽ kéo dài khoảng 06 tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể rút gọn xuống còn 1-2 tháng do tại Đức việc đăng ký nhãn hiệu áp dụng cơ chế xử lý nhanh theo yêu cầu với điều kiện người nộp đơn phải nộp thêm khoản phí này.
5. Thời hạn bảo hộ
Nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn liên tiếp, mỗi kì hạn là 10 năm.
Đối với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước ngày 14/01/2019 thì thời hạn hiệu lực sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng nộp đơn. Ví dụ đơn nộp 15/01/2009 thì thời hạn hiệu lực sẽ là ngày 31/01/2019 chứ không phải ngày 15/01/2019 như thông thường.
Việc gia hạn nhãn hiệu được thực hiện trước khi nhãn hiệu hết hạn trong vòng 06 tháng. Ví dụ nhãn hiệu hết hạn vào ngày 01/03/2024 thì Quý Khách có thể tiến hành thủ tục gia hạn vào ngày 01/09/2023. Nếu hết thời hạn bảo hộ mà Quý Khách chưa gia hạn thì có thể thực hiện thủ tục gia hạn muộn không quá 06 tháng kể từ ngày hết hạn và phải nộp phí gia hạn muộn tương ứng.
Ngoài ra, cũng giống như nhiều quốc gia khác, việc sử dụng không phải là nghĩa vụ bắt buộc để đăng ký tại Đức. Tuy nhiên sau khi nhãn hiệu được bảo hộ, chủ sở hữu cần phải sử dụng nhãn hiệu trong thực tế. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được bảo hộ, có thể sẽ bị bên thứ ba bất kỳ chấm dứt hiệu lực trên cơ sở không sử dụng.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Đức, Quý khách có thể tham khảo các bài viết cùng chủ đề khác tại đây
Quý khách có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Đức hoặc các thị trường khác trên thế giới, vui lòng liên hệ ANLIS Sở hữu trí tuệ với thông tin như sau:
Số điện thoại: 0899 88 6060 hoặc 0968 3511 00
Email: ip@anlis.vn