5 hiểu nhầm phổ biến về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu

Thương hiệu là tài sản rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và để bảo vệ tài sản này, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu này được hiểu như thế nào và có bắt buộc không? Trên thực tế, có rất nhiều hiểu lầm thường gặp của các chủ doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình.

Hãy cùng kiểm tra xem bạn có đang hiểu đúng về việc đăng ký bảo hộ thương hiệu không nhé.

1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu không hẳn là đăng ký bản quyền?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm: bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ thương hiệu, bảo hộ bản quyền, đăng ký độc quyền thương hiệu,….hay những thuật ngữ tương tự? Vậy đâu mới là thuật ngữ đúng để mô tả đối tượng bạn cần đăng ký? Trên thực tế, cách hiểu của đa số nhà sản xuất/nhà cung cấp dịch vụ về đăng ký bảo hộ thương hiệu thường thiên về vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì mục đích thương mại của nó trong hoạt động kinh doanh hơn là đăng ký cho bản quyền tác giả.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa: “thương hiệu (brands) là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”. Như vậy, có thể hiểu việc bảo hộ thương hiệu là các phương thức nhằm bảo vệ nhiều yếu tố kết hợp tổng hòa với nhau, như nhãn hiệu, bản quyền, uy tín, sự tín nhiệm của người tiêu dùng, bí mật kinh doanh…nhằm nhận biết nguồn gốc cung cấp/sản xuất của một cá nhân/tổ chức.

Tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Bản quyền là một thuật ngữ không được quy định chính xác trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhưng tại khoản 2, Điều 4 Luật SHTT cũng nêu định nghĩa “quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Việc đăng ký quyền tác giả là một hình thức bảo hộ thương hiệu nhằm ngăn chặn các hành vi xâm hại quyền tác giả như: sử dụng, sao chép, sửa chữa tác phẩm đó dưới mọi hình thức mà chưa được tác giả/ chủ sở hữu tác phẩm đó cho phép. Tuy nhiên, xin lưu ý rằng việc đăng ký bản quyền tác giả không phải là điều kiện bắt buộc để được hưởng quyền.

2. Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ không phải là được bảo hộ độc quyền

Sau khi nộp đơn đăng ký hợp lệ tại Cục Sở hữu trí tuệ, sau khoảng 1 tháng, người nộp đơn sẽ nhận được Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ từ Cục Sở hữu trí tuệ và họ cho rằng nhãn hiệu của họ đã được bảo hộ độc quyền. Điều này thực ra không đúng, Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ chỉ ghi nhận rằng đơn đăng ký đã đáp ứng các yêu cầu về mặt HÌNH THỨC theo quy định của pháp luật, và đơn sẽ được tiếp tục xem xét.

Cụ thể, quy trình đối với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu kể từ ngày được tiếp nhận đơn (đăng ký là nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ) như sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng kể từ ngày có thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Vì vậy, nhiều người nộp đơn nghĩ rằng khi có trong tay Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ tức là thương hiệu đã được bảo hộ độc quyền và có thể sử dụng dấu hiệu R (R tròn) trên đó. #1 Sử dụng dấu hiệu ® (R tròn) như thế nào?

Như vậy, thẩm định hình thức không có nghĩa là sẽ được bảo hộ thương hiệu độc quyền.

Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

3. Đăng ký bảo hộ thương hiệu quốc tế không có nghĩa là được bảo hộ trên toàn thế giới

Việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu có thể được thực hiện qua 2 cách sau đây:

Cách thứ nhất: đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia mong muốn bảo hộ

Cách thứ hai: đăng ký theo Hệ thống Mandrid (Thỏa ước Mandrid, Nghị định thư Mandrid).

Việc đăng ký nhãn hiệu tuân theo nguyên tắc lãnh thổ, tức là được bảo hộ tại quốc gia nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Tức là, quyền độc quyền chỉ phát sinh tại quốc gia mà chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ, không phát sinh quyền ở các nước khác.

Hệ thống Mandrid chỉ là một cơ chế đăng ký nhãn hiệu tập trung, nhằm giúp người nộp đơn giảm thiểu được các thủ tục, hồ sơ, chi phí, thời gian, chứ không có nghĩa là sẽ được bảo hộ trên toàn thế giới. Việc xin bảo hộ ở nước nào sẽ được thể hiện bằng việc chỉ định vào nước đó, và nộp các khoản phí tương ứng.

Như vậy, đăng ký nhãn hiệu quốc tế không có nghĩa là được bảo hộ thương hiệu trên toàn thế giới.

4. Nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được bảo hộ vĩnh viễn

Một nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được bảo hộ có thời hạn, thông thường là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần. Như vậy, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn tiếp tục sử dụng và gia hạn đúng hạn, thời gian bảo hộ của nhãn hiệu đã đăng ký có thể kéo dài vô thời hạn.

Tuy nhiên, một số quốc gia yêu cầu người nộp đơn phải nộp Tuyên bố về việc có sử dụng nhãn hiệu hay không trong thời gian khoảng 3-5 năm, ví dụ như Cam-pu-chia, Mỹ. Nếu người nộp đơn không nộp đúng hạn, nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực bởi các bên thứ ba.

5. Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ hay Cục Bản quyền tác giả?

Cục Sở hữu trí tuệ (trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Cục Bản quyền tác giả (trực thuộc Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch) là hai cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với quyền sở hữu công nghiệp (bao gồm sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh,….) hiện nay đang do Cục Sở hữu trí tuệ quản lý. Cục Bản quyền tác giả đang là cơ quan quản lý về quyền tác giả và quyền liên quan.

Việc đăng ký các quyền sở hữu trí tuệ như thế nào và tại cơ quan nào thực sự phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng cần đăng ký. Vì vậy, để có tư vấn chính xác hơn về đối tượng đăng ký, hãy liên hệ với một luật sư hoặc đại diện về sở hữu trí tuệ được cấp phép để có thông tin tham khảo tốt nhất.

Theo đó, ANLIS là một đơn vị đại diện được Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Bản quyền ghi nhận. Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

ANLIS IP.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ ANLIS Việt Nam xin trân trọng thông báo Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 như dưới đây: Thời gian nghỉ: từ Thứ...

17.01.2025

Bảo hộ nhãn hiệu tại Iraq – cập nhật Quy Trình Đăng Ký 2024-2025

Cập nhật quy trình bảo hộ nhãn hiệu tại Iraq, đặc biệt về sự thay đổi mới nhất trong phân loại nhãn hiệu theo phiên bản Nice 11. Anlis...

15.01.2025

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025

Kính gửi Quý khách hàng và Quý Đối tác, CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ ANLIS VIỆT NAM xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng về...

30.12.2024