TỔNG QUAN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, người nộp đơn cần nắm được những kiến thức tổng quan về nhãn hiệu cũng như thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản để có thể tiến hành xác lập quyền cho mình. Bài viết dưới đây cung cấp những kiến thức tổng quan về đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản:

  1. Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản: khái niệm nhãn hiệu và các loại nhãn hiệu

Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản định nghĩa: Nhãn hiệu là một nhãn hiệu (dấu hiệu nhận biết) được người kinh doanh sử dụng để phân biệt sản phẩm và dịch vụ của mình với sản phẩm và dịch vụ của người khác (các công ty khác).

Nhãn hiệu truyền thống bao gồm chữ cái, hình học, biểu tượng, hình ba chiều hoặc kết hợp của các yếu tố này.

Ngoài ra, từ tháng 4/2015, Nhật Bản cũng chấp nhận nhãn hiệu với các dấu hiệu chuyển động, hình ảnh ba chiều, màu sắc, âm thanh và vị trí.

  1. Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản:

Nguyên tắc “first to file” (nộp đơn đầu tiên)

Được quy định tại Điều 8 của Đạo luật này đó là: khi hai hoặc nhiều đơn được nộp vào các ngày khác nhau để đăng ký một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau thì chỉ người nộp đơn trước mới có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Điều này có nghĩa là nếu bất kỳ người nào khác nộp đơn đăng ký nhãn trùng hoặc tương tự được cho hàng hóa và dịch vụ trùng hoặc tương tự sau khi người nộp đơn đầu tiên đã nộp, thì những đơn đăng ký sau đó sẽ bị từ chối.

Về cơ bản, hệ thống và cách tiếp cận đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với pháp luật nhãn hiệu Việt Nam.

  1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Các hình thức đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, bạn có thể lựa chọn một trong hai theo hai phương thức sau:

  • Đăng ký trực tiếp tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu của Nhật Bản – JPO;
  • Đăng ký thông qua một cơ quan quốc tế (theo Hệ thống Madrid hoặc Công ước Paris).

Tài liệu yêu cầu cho bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản.

– Thông tin người nộp đơn

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

– Sản phẩm/ dịch vụ bảo hộ

– Giấy ủy quyền (trường hợp qua các tổ chức dịch vụ)

– Bản sao tài liệu ưu tiên.

Lưu ý:

Đơn đăng kí nhãn hiệu sẽ được nộp cho 01 nhãn hiệu và chỉ định một hoặc nhiều hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ.

 

Thời gian đăng ký nhãn hiệu:

Theo quy định, toàn bộ thời gian từ khi nộp đơn đến khi cấp Văn bằng bảo hộ là 12 tháng. Trên thực tế thời gian này kéo dài từ 15 đến 20 tháng.

+ Lưu ý:

  • Nhật Bản chấp nhận cho đơn đa nhóm, tức là chỉ cần 01 đơn đăng ký người nộp đơn có thể yêu cầu bảo hộ cho nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ.
  • Nhật Bản áp dụng song song hệ thống phân loại hàng hoá/dịch vụ quốc tế theo Thoả ước Nice và theo hệ thống phân loại quốc gia của Nhật Bản.

Công bố, phản đối và thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Các đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản sẽ được tiến hành tra cứu để xem thương hiệu đăng kí có trùng hoặc tương tự nhãn hiệu khác đã tồn tại hay không.

Lần công bố đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên sẽ bắt đầu sau ngày nộp đơn khoảng 01 tháng. Nhãn hiệu sẽ được công bố lần thứ hai sau khi đã được đăng ký. Bên thứ ba có thể nộp đơn phản đối việc đăng ký nhãn hiệu ở Nhật Bản trong vòng 02 tháng kể từ ngày công bố với điều kiện phải nộp phí tương ứng.

Thời hạn hiệu lực và gia hạn nhãn hiệu

Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu tại Nhật Bản là 10 năm kể từ ngày cấp bằng. Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm và được nộp trước 6 tháng kể từ ngày hết hạn. Nhãn hiệu cũng có thể được gia hạn trong vòng sáu tháng sau ngày hết hạn nhưng khoản phí gia hạn muộn sẽ cao hơn.

Yêu cầu sử dụng

Nhãn hiệu tại Nhật Bản có thể bị hủy bỏ nếu không được sử dụng trong thời gian liên tục 3 năm kể từ ngày cấp bằng.

Tham khảo và lược dịch từ Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản

Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).

ANLIS Sở hữu trí tuệ. 

Xem thêm bài viết về Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản theo hệ thống Madrid 2021

 

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024