TỔNG QUAN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI CHÂU ÂU

Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu là vấn đề được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Vì  Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA). Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số lưu ý khi đăng kí nhãn hiệu tại Châu Âu.

  1. Những vấn đề chung về đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

1.1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại nhưng khác hoặc tương tự của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Các doanh nghiệp hoặc cá nhân có quyền đăng kí độc quyền cho nhãn hiệu theo quy định của pháp luật.

Khi đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu, chủ đơn có thể đăng ký những loại nhãn hiệu sau:

+ Nhãn hiệu chữ

+ Nhãn hiệu hình

+ Nhãn hiệu có dấu tượng trưng

+ Nhãn hiệu có dấu tượng trưng kèm chữ

+ Nhãn hiệu vị trí

+ Nhãn hiệu hoa văn

+ Nhãn hiệu đơn màu

+ Nhãn hiệu nhiều màu

Ngoài ra, Châu Âu cũng chấp nhận các loại nhãn hiệu như nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu chuyển động, nhãn hiệu đa phương tiện, nhãn hiệu 3D.

1.2 Đăng kí nhãn hiệu tại Châu Âu ở đâu và bằng cách nào?

Để đăng ký nhãn hiệu ở Châu Âu, chủ đơn cần xác định nhu cầu của doanh nghiệp là gì để xác định phương thức cho phù hợp. Hiện này đăng ký nhãn hiệu ở Châu có hệ thống 04 cấp để đăng ký nhãn hiệu. Việc lựa chọn phương thức nào để đăng ký sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của chủ đơn.

  • Cấp quốc gia:

Giả sử chủ đơn chỉ muốn được bảo vệ ở một quốc gia thành viên EU; nơi doanh nghiệp của chủ đơn có trụ sở, hoặc nơi chủ đơn muốn thực hiện việc giao dịch. Chủ đơn có thể đăng kí nhãn hiệu trực tiếp tại văn phòng IP quốc gia có liên quan.

  • Cấp khu vực:

Nếu chủ đơn muốn được bảo hộ ở Bỉ, Hà Lan và / hoặc Luxembourg, thì có thể nộp đơn cho Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Benelux (BOIP), văn phòng SỞ HỮU TRÍ TUỆ cấp khu vực duy nhất ở EU, để bảo vệ nhãn hiệu ở ba quốc gia thành viên đó.

  • Cấp Châu Âu (EU)

Nếu muốn được bảo vệ ở nhiều quốc gia thành viên EU hơn, chủ đơn có thể nộp đơn xin nhãn hiệu thương mại EU từ EUIPO – đây là tuyến đường châu Âu. Đơn đăng ký trực tuyến tại EUIPO có giá €850 và chỉ được nộp bằng một ngôn ngữ. Sau khi đăng ký, nhãn hiệu của có thể được gia hạn 10 năm một.

  • Cấp quốc tế:

Bạn có thể sử dụng ứng dụng nhãn hiệu thương mại quốc gia, khu vực hoặc EU của mình để mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế hoặc cho bất kỳ quốc gia nào ký kết Nghị định thư Madrid.

  1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu:

Cũng giống như thu tục đăng ký nhãn hiệu ở các quốc gia khác, việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu cũng lần lượt thực hiện theo các bước sau:

2.1. Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu

Tra cứu không phải thủ tục bắt buộc, nhưng để tránh tốn kém thời gian và chi phí, chủ đơn nên tiến hành thủ tục tra cứu trước khi đăng ký để tránh nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký trước đó.

2.2. Các bước đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Sau khi tra cứu, nếu không tìm thấy nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu muốn đăng ký, chủ đơn có thể tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu với thủ tục và thời gian như sau:

a. Hồ đăng ký nhãn hiện tại Châu Âu gồm có:

  • Đơn đề nghị đăng ký nhãn hiệu hợp pháp (a request for application)
  • Thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm tên, địa chỉ chính xác (a correctly identified owner)
  • Thông tin về nhãn hiệu đăng ký và danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký (a clear representation of the mark and a list of goods and services)
  • Chi phí đăng ký nhãn hiệu

b. Tiến trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu ở Châu Âu

Sau khi nộp, đơn sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định như sau:

Bước 1: Thẩm định nội dung

Trong giai đoạn này, đơn sẽ được xem xét có đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ hay không?

Trong thời gian thẩm định đơn đăng ký mà đơn được xác định là có lỗi hoặc có người phải đối đơn, EUIPO sẽ gửi thông báo và yêu cầu chủ đơn sửa đổi/ trả lời phản đối trong vòng 02 tháng. Trường hợp việc sửa đổi/ trả lời không được chấp nhận bởi cơ quan đăng kí có thể đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy.

Bước 2: Công bố và nhận phản đối

Sau khi nhãn hiệu được công bố, trường hợp có sự phản đối của bên thứ ba, bên phản đối có 03 tháng để phản đối. Trường hợp phản đối thành công, nhãn hiệu đó không thể đăng ký nhãn hiệu EU nữa, tuy nhiên có thể chuyển đổi thành nhãn hiệu quốc gia.

Bước 3: Cấp bằng

Trường hợp không có ai phản đối hoặc phản đối không thành công, nhãn hiệu đó sẽ được bảo hộ tại EU.

Tổng thời gian cho 03 giai đoạn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu là từ 9-12 tháng kể từ ngày nộp đơn hợp lệ.

Nhãn hiệu sau khi được bảo hộ tại Châu Âu sẽ được bảo hộ 10 năm. Hết thời hạn bảo hộ, nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm kể từ ngày hết hạn.

Nhìn chung, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu có nhiều điểm giống tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt về tài liệu yêu cầu, hoặc phân nhóm,…. Do đó nếu chủ đơn tự minh thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu có thể gặp những thiếu sót, nếu không kịp thời trả lời thì đơn có thể bị hủy bỏ. Trong trường hợp cần tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu, chủ đơn có thể liên hệ với Anlis Sở hữu trí tuệ theo thông tin sau để được hỗ trợ kịp thời:

Hotline: 08.99.88.6060 hoặc 0968.35.1100 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.

ANLIS Sở hữu trí tuệ biên tập, lược dịch dựa trên các thông tin tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Châu Âu

Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề tại

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ ANLIS Việt Nam xin trân trọng thông báo Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 như dưới đây: Thời gian nghỉ: từ Thứ...

17.01.2025

Bảo hộ nhãn hiệu tại Iraq – cập nhật Quy Trình Đăng Ký 2024-2025

Cập nhật quy trình bảo hộ nhãn hiệu tại Iraq, đặc biệt về sự thay đổi mới nhất trong phân loại nhãn hiệu theo phiên bản Nice 11. Anlis...

15.01.2025

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025

Kính gửi Quý khách hàng và Quý Đối tác, CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ ANLIS VIỆT NAM xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng về...

30.12.2024