THỦ TỤC ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ – 2021
Đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu tác phẩm nộp hồ sơ cho Cục Bản quyền Tác giả để cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm nhằm ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm.
-
Đăng ký quyền tác giả cho những đối tượng nào?
Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Sáng tác văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
– Bài giảng, bài phát biểu hoặc các bài nói khác
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
– Tác phẩm nhiếp ảnh
– Tác phẩm kiến trúc
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học
– Tác phẩm báo chí
– Tác phẩm âm nhạc
– Tác phẩm sân khấu
– Tác phẩm điện ảnh
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
-
Thủ tục đăng ký quyền tác giả:
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể là cá nhân, pháp nhân trong nước hoặc cá nhân, pháp nhân nước ngoài đều có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm của mình tại Cục Bản quyền tác giả.
Khi tiến hành nộp đơn đăng ký cá nhân, pháp nhân trong nước có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký.
Đối với cá nhân, pháp nhân nước ngoài muốn đăng ký quyền tác giả tại Việt Nam sẽ không được trực tiếp nộp đơn mà bắt buộc phải ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả nộp đơn đăng ký cho tác phẩm tại Việt Nam.
Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm được đăng ký quyền tác giả
Loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả được chia thành nhiều đối tượng khác nhau. Tùy theo từng tác phẩm mà sẽ được đăng ký dưới các hình thức khác nhau.
Ví dụ: Bài hát sẽ được đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc.
Bước 2: Chuẩn bị tài liệu, thông tin cần cho việc đăng ký quyền tác giả
Sau khi xác định được loại hình tác phẩm sẽ đăng ký, chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị các tài liệu, thông tin cần thiết để đăng ký quyền tác giả.
Bước 3: Soạn hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả mới nhất
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan
Ví dụ: Tác phẩm viết: 2 quyển in giấy A4 có đánh số trang.
Chương trình máy tính: 2 bản hướng dẫn sử dụng và 2 đĩa CD
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 2 bản in giấy A4 chuẩn màu sắc
Tác phẩm âm nhạc: 2 bản ký âm in trên giấy A4.
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sư thụ hưởng quyền đó của người khác do được chuyển giao, thừa kế.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Lưu ý:
Các tài liệu quy định tại các mục 3, 4, 5 và 6 phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền
Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả ở Hà Nội nếu ở khu vực miền Bắc. Trường hợp ở khu vực miền nam hoặc miền trung thì nộp hồ sơ về phòng giao dịch Cục bản quyền tác giả ở TpHCM hoặc Đà Nẵng.
Bước 5: Theo dõi hồ sơ đăng ký quyền tác giả sau khi nộp
Hồ sơ sau khi nộp thành công sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận. Trong quá trình thẩm định, chuyên viên sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
Sau khi hồ sơ được thẩm định và xác nhận và hợp lệ và đầy đủ, Cục bản quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.
-
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
-
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:
Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Liên hệ tư vấn và báo giá: ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899 88 6060 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn).
Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại
Tài liệu tham khảo:
http://www.cov.gov.vn/tin-tuc/dang-ky-quyen-tac-gia-quyen-lien-quan