So sánh đăng ký nhãn hiệu và đăng ký quyền tác giả

Nhãn hiệu và bản quyền tác giả đều là tài sản vô hình của doanh nghiệp và được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ. Tuy nhiên hai đối tượng này có những điểm giống và khác nhau cơ bản. Dưới đây, Anlis sẽ so sánh một số tiêu chí cơ bản để Quý Khách hàng dễ dàng thấy được những điểm giống và khác nhau và đưa quyết định đúng đắn trong việc bảo hộ tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Tiêu chí

Nhãn hiệu Bản quyền tác giả
Cơ quan quản lý/thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và Công nghệ Cục Bản quyền, Bộ văn hóa thể thao và du lịch
Khái niệm

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó.

Dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau.

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phư­ơng tiện hay hình thức nào.

Điều kiện bảo hộ Không vi phạm quy định pháp luật và có khả năng phân biệt

Thẩm định chặt chẽ về mặt nội dung bao gồm tính tương tự so sánh với các nhãn hiệu có trước và sản phẩm, dịch vụ đăng ký.

Không vi phạm quy định pháp luật và đảm bảo tính nguyên gốc

Không thẩm định về mặt nội dung, chỉ thẩm định về mặt hình thức giấy tờ tài liệu, ghi nhận dựa trên thông tin tác giả/chủ sở hữu cung cấp và cam đoan.

Căn cứ xác lập quyền Dựa trên thủ tục đăng ký và được cấp giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện Tự động phát sinh kể từ khi tác phẩm được định hình trên dạng vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc đã đăng ký hay chưa
Lệ phí nhà nước cho việc đăng ký Phụ thuộc vào số lượng sản phẩm, dịch vụ đăng ký.

Lệ phí nhà nước tối thiểu cho việc đăng ký và cấp bằng 1 nhãn hiệu cho 1 nhóm, không quá 6 sản phẩm, dịch vụ là 1.360.000đ

Phụ thuộc vào loại hình tác phẩm đăng ký dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ/tác phẩm
Thời gian bảo hộ – Nhãn hiệu có hiệu lực kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận.

– Thời gian bảo hộ 10 năm kể từ khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

– Được gia hạn nhiều lần, và phải nộp phí gia hạn

– Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn

– Quyền tài sản bảo hộ 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố hoặc 50 năm kể từ khi tác giả mất

Phạm vi độc quyền – Chế tài xử lý xâm phạm khá rõ ràng do có các văn bản hướng dẫn đầy đủ, chi tiết

– Các hình thức xử lý đa dạng và hiệu quả

– Có thể xử lý ngay khi dấu hiệu xâm phạm tương tự với nhãn hiệu mà không cần trùng hoàn toàn, do đó bảo vệ được quyền lợi của chủ sở hữu một cách đầy đủ và rộng rãi

– Chế tài xử lý xâm phạm còn chưa rõ ràng, và các bước xử lý phức tạp hoặc bị kéo dài và không hiệu quả nhiều. Quy định pháp luật còn chồng chéo với một số đối tượng khác như nhãn hiệu và tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và kiểu dáng.

– Trong nhiều trường hợp phải trùng hoàn toàn với tác phẩm mới có thể xử lý

Để được tư vấn cụ thể về việc đăng ký nhãn hiệu và bản quyền tác giả, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết.

ANLIS team

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)

Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...

20.12.2024

CẢNH BÁO MẠO DANH ANLIS

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...

12.12.2024

05 BƯỚC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...

01.12.2024