Những điểm nổi bật của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

Ngày 26/04/2023 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Xem thêm: https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=207842 

Theo đó, Nghị định số 17/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điểm nổi bật như sau:

  1. Các loại hình được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Điều 6 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết 12 loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác:

– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

– Tác phẩm báo chí

– Tác phẩm âm nhạc

– Tác phẩm sân khấu

– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự.

– Tác phẩm mỹ thuật

– Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

– Tác phẩm nhiếp ảnh

– Tác phẩm kiến trúc

– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ

– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian

So với Nghị định 22/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2023/NĐ-CP đã quy định rõ hơn về các loại hình cũng như yêu cầu về tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, đặc biệt là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (cụ thể xem ở bảng dưới đây).

  1. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Ngoài tin tức thời sự thuần túy và văn bản hành chính đã được quy định từ trước tại Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tại Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP mới đã bổ sung thêm các đối tượng sau không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả là “Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu” quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ.

  1. Các yêu cầu nổi bật khi nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Dưới đây là bảng thống kê tài liệu, yêu cầu mới khi đăng ký quyền tác giả mà ANLIS đã hệ thống từ Nghị định 17/2023/NĐ-CP:

TT Tài liệu Yêu cầu chung Lưu ý
1 Giấy ủy quyền

 

– Thông tin liên hệ của bên uỷ quyền, bên nhận uỷ quyền

– Tên tác phẩm

– Phạm vi uỷ quyền

– Thời hạn uỷ quyền

– Nếu bên ủy quyền là cá nhân thì cần chứng thực chữ kí

– Nếu bên ủy quyền là tổ chức thì người đại diện theo pháp luật kí, đóng dấu công ty.

2 Tờ khai đăng ký quyền tác giả – Vẫn theo mẫu cũ

– Chủ sở hữu/tác giả tự khai và tự kí vào tờ khai

– Nếu là cá nhân thì kí vào trang cuối và kí nháy vào các trang

– Nếu là tổ chức thì người đại diện kí vào trang cuối, đóng dấu (nếu có) và dấu giáp lai (nếu có)

– Phần mô tả: Nếu tác phẩm có phần không bằng tiếng Việt thì ghi cách phát âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu các chữ, từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch ra tiếng Việt; có chứa chữ số không phải là chữ số Ả-rập hoặc chữ số La-mã thì phải dịch ra chữ số Ả-rập)
3 Tác phẩm – Tên tác phẩm phải phù hợp với nội dung và loại hình tác phẩm

– Nếu một phần hoặc toàn bộ thể hiện không bằng tiếng Việt thì phải kèm theo mô tả bằng tiếng Việt

– Tác phẩm thể hiện dưới dạng tốc kí hoặc kí tự tương tự khác phải có bản mô tả bằng tiếng Việt và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

– 02 bản sao tác phẩm (02 bản in giấy và 02 bản điện tử – nén ra đĩa CD hoặc USB)

 

 

– Loại hình MTUD:

+ Bản sao tác phẩm phải thể hiện trên khổ giấy A4 thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc, hình khối của toàn bộ tác phẩm

+ Tác phẩm có nội dung liên quan tới y khoa, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành, đặc thù khác cần có văn bản, giấy tờ xác nhận, thẩm định, phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền

Sách giáo khoa:

+ Nội dung cần thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục, nêu đầy đủ các phần: Phần, chương, chủ đề bài học

Chương trình máy tính:
+ Bản sao CTMT gồm đĩa CD chứa CTMT, trong đó 1 mặt dán giấy trắng ghi tên chương trình

+ Bản in trên giấy A4 chứa toàn bộ giao diện và mã code của CTMT (nếu mã code trên 100 trang thì in 25 trang đầu, 25 trang giữa và 25 trang cuối)

 

4 Bản mô tả tác phẩm – Mô tả lại những phần không phải tiếng Việt trong tác phẩm (chỉ áp dụng với 1 số trường hợp tác phẩm có 1 phần hoặc toàn bộ không bằng tiếng Việt)
4 Tài liệu nhân thân của tác giả – Bản sao CCCD/CMTND hoặc hộ chiếu Điều 39.1.d
5 Tài liệu nhân thân của chủ sở hữu – Nếu là cá nhân: Bản sao CCCD/CMTND hoặc hộ chiếu

– Nếu là tổ chức: Bản sao ĐKKD hoặc Quyết định thành lập

Điều 39.1.d
6 Tài liệu chứng minh căn cứ phát sinh quyền – Nếu tác phẩm do cá nhân tự sáng tạo: Bản tuyên bố về quyền tác giả và chủ sở hữu.

– Nếu tác phẩm do tổ chức giao nhiệm vụ cho cá nhân trong tổ chức đó: Quyết định giao nhiệm vụ, xác nhận giao nhiệm vụ.

– Nếu tác phẩm do giao kết hợp đồng sáng tạo: Hợp đồng, thể lệ, quy chế tổ chức cuộc thi.

– Nếu tác phẩm được chuyển giao quyền thì: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn.

Lưu ý: Các tài liệu cung cấp phải là bản gốc hoặc bản sao được công chứng, chứng thực theo quy định.

Điều 39.1.d
7 Giấy cam đoan của tác giả về việc sáng tạo tác phẩm Áp dụng trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
8 Tài liệu khác – Nếu tác phẩm có sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác: văn bản đồng ý cho phép sử dụng hình ảnh của người đó (chứng thực theo quy định) .

– Nếu tác phẩm có đồng tác giả: Văn bản đồng ý của các đồng tác giả.
-Nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung: Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu.

Điều 39.1.d

Qúy khách có nhu cầu đăng ký bản quyền tác giả, vui lòng liên hệ ANLIS IP tại đây hoặc 08.9988.6060 hoặc ip@anlis.vn.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)

Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...

20.12.2024

CẢNH BÁO MẠO DANH ANLIS

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...

12.12.2024

05 BƯỚC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN

Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...

01.12.2024