Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Ngày 16/6, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua với 476/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,58% tổng số đại biểu Quốc hội).

e034c513 bf6f 4404 8ca6 8eab411fc548?t=1655691113176

Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ với tỷ lệ 95,58%.

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022, trong khi quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2024.

Luật SHTT sửa đổi lần này có phạm vi khá rộng, với hơn 100 điều được sửa đổi, bổ sung. Luật đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội về rất nhiều nội dung, trong đó nội dung liên quan đến việc giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được quan tâm nhiều nhất.

Nội dung này được sửa đổi theo hướng quy định rõ ràng và chi tiết hơn, với việc trao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng được tạo ra từ ngân sách nhà nước một cách tự động và không bồi hoàn cho tổ chức chủ trì trực tiếp tại Luật, qua đó nhằm mục đích khuyến khích biến các kết quả nghiên cứu thành các tài sản được bảo hộ quyền SHTT, tạo tiền đề để khai thác thương mại đối với các tài sản này trên thị trường được hiệu quả hơn.

Những chính sách, điểm mới căn bản và quan trọng nhất trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT

Nội dung sửa đổi Luật SHTT tập trung vào 7 nhóm chính sách lớn. Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ KH&CN kỳ vọng rằng Luật SHTT sau khi được sửa đổi, bổ sung sẽ mang lại những thay đổi tích cực hơn nữa, góp phần tạo động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sáng tạo, đầu tư nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các đối tượng quyền SHTT, qua đó thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng và cho phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung.

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ (IP VIETNAM)

ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn) hoặc liên hệ tại đây

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Anlis tham dự tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát về SHTT tại biên giới và cổng dịch vụ công Sở hữu trí tuệ

Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2023 nhằm kịp thời giới thiệu, hướng dẫn các quy định mới về thực thi quyền sở hữu trí tuệ...

29.09.2023

Một số điểm mới của Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp

Ngày 23/08/2023 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ...

19.09.2023

FORM MẪU TỜ KHAI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2023/NĐ-CP NGÀY 23/08/2023

Kính gửi Quý Khách hàng, Hôm qua, ngày 23/8/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi...

24.08.2023