Nên đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân hay tên công ty?

Khi khởi nghiệp thì nên đăng ký nhãn hiệu dưới tên công ty hay tên cá nhân? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nên như thế nào thì quyền lợi sẽ tốt nhất là câu hỏi của nhiều doanh nhân khởi nghiệp khi đã đầu tư rất nhiều công sức, tài chính cá nhân để xây dựng thương hiệu cho mình và công ty của mình.

Nói cách khác, hoạt động của công ty phụ thuộc vào chính hoạt động của cá nhân đó. Tuy nhiên, việc khởi nghiệp còn có các cộng sự hoặc các nhà đầu tư góp vốn và một vấn đề đặt ra là nhãn hiệu (hay trên thực tế thường được gọi là thương hiệu bản quyền) này thuộc về ai và khi tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước (Cục Sở hữu trí tuệ)?

Căn cứ pháp lý

Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 và 2019 quy định cụ thể về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó”

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện nay không giới hạn quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân hay tổ chức. Điều đó có nghĩa là bất kỳ cá nhân hay tổ chức đều có quyền đăng ký nhãn hiệu do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Tuy nhiên ở mỗi vị trí lại có những ưu điểm hoặc hạn chế khác nhau, dưới đây là một số phân tích của chúng tôi:

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân:

Nhãn hiệu cũng được coi là một loại tài sản của doanh nghiệp. Như vậy nếu đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách cá nhân thì khi thành lập doanh nghiệp, nhãn hiệu có thể coi là một tài sản góp vốn của cá nhân vào doanh nghiệp đó.

Nếu cá nhân muốn ngay lập tức đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp để tránh bị người khác đăng ký mất nhưng tại thời điểm đó thủ tục thành lập doanh nghiệp chưa hoàn tất, thì có thể đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân để giữ quyền ưu tiên, sau đó tiến hành thủ tục chuyển nhượng lại nhãn hiệu cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp được góp vốn, tạo thành bởi nhiều thành viên, nhưng nhãn hiệu lại là sự sáng tạo riêng của một thành viên góp vốn nào đó, thì việc đăng ký nhãn hiệu cũng nên để cá nhân đăng ký, sau đó chuyển cho công ty sử dụng.

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách công ty:

Trường hợp công ty muốn sử dụng nhãn hiệu để gắn lên hàng hóa, dịch vụ mình cung cấp thì việc đăng ký nhãn hiệu sẽ thuận lợi hơn trong việc sử dụng mà không cần phải chứng minh tư cách sử dụng với các cơ quan chức năng hoặc tiến hành thủ tục chuyển giao/ chuyển nhượng quyền.

Việc đăng ký nhãn hiệu dưới tư cách công ty cũng giúp giải quyết bài toán về chia lợi nhuận trong trường hợp công ty có nhiều người cùng góp vốn tạo nên và nhãn hiệu cùng được tạo bởi những người đồng sở hữu này.

Như vậy để trả lời câu hỏi nên đăng ký nhãn hiệu dưới tên cá nhân hay tổ chức thì còn phụ thuộc vào mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu, và bối cảnh cụ thể của từng trường hợp để có quyết sách phù hợp nhất. Ngay việc đặt tên thương hiệu cũng nên được cân nhắc kỹ càng (tham khảo cách đặt tên thương hiệu tại đây)

Mọi thông tin liên quan đến hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ với ANLIS để được tư vấn chi tiết.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024