Một số điểm mới của Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp

Ngày 23/08/2023 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Sau một thời gian dài chờ đợi, đây là Nghị định rất được mong chờ để thay thế và bãi bỏ các quy định đã cũ, lạc hậu trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Có thể nói đây là văn bản hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ có quy mô và toàn diện nhất từ trước đến nay, có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Liên quan đến Nhãn hiệu, ANLIS xin thông tin tới bạn đọc một số điểm mới của Nghị định 65/2023 như sau:

1.Thay đổi và tích hợp đồng loạt các loại mẫu tờ khai liên quan đến đối tượng xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Một loạt các mẫu tờ khai thực hiện các thủ tục liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, kiểu dáng, sáng chế đều đã được thay đổi và tích hợp tại các Phụ lục của Nghị định. Mời bạn đọc tải về tại đây.

Trong đó có một số điểm mới như:

– Mẫu “Đơn đề nghị xác nhận thủ tục đăng ký lưu hành dược phẩm lần đầu bị chậm” và “Tờ khai yêu cầu đền bù do chậm cấp phép lưu hành lần đầu đối với dược phẩm sản xuất theo bằng độc quyền sáng chế” được ban hành để chủ bằng sáng chế có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đền bù vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm được quy định tại Điều 131a Luật SHTT năm 2022.

– Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu có thêm nhãn hiệu âm thanh, một loại nhãn hiệu phi truyền thống lần đầu tiên được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu theo Luật SHTT năm 2022

2. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được cấp cả bản điện tử và bản giấy

Đối với các đơn đăng ký xác lập quyền nộp từ ngày Nghị định này có hiệu lực, văn bằng bảo hộ dạng giấy chỉ được cấp trong trường hợp người nộp đơn thể hiện yêu cầu trong Tờ khai đăng ký (khoản 1 Điều 29 của Nghị định). Nếu người nộp đơn không thực hiện thao tác lựa chọn này trong tờ khai đăng ký thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ mặc định được cấp dưới dạng bản điện tử (trong trường hợp nhãn hiệu đủ điều kiện bảo hộ).

3. Thay đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

– Quy định người nộp đơn có quyền yêu cầu sửa đổi thêm một số thông tin trong đơn: mã nước của người nộp đơn, địa chỉ tác giả sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp; sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 16 của Nghị định);

– Trường hợp người nộp đơn chủ động sửa đổi đơn trước khi đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc bị từ chối chấp nhận hợp lệ hoặc sửa đổi, bổ sung đơn trên cơ sở thông báo của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) thì chỉ cần nộp văn bản trong đó nêu nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung thay vì nộp Tờ khai sửa đổi (điểm b khoản 2 Điều 16 của Nghị định);

– Người nộp đơn không phải nộp kèm bản thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi trong trường hợp sửa đổi mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (điểm đ khoản 2 Điều 16 Nghị định);

– Người nộp đơn phải nộp tài liệu chứng minh trong trường hợp người nộp đơn sửa đổi tên, quốc tịch tác giả, tên, địa chỉ tổ chức (tương tự như trường hợp sửa đổi VBBH); người nộp đơn phải nộp tuyên bố thay đổi đại diện khi tiến hành thủ tục thay đổi đại diện (điểm e khoản 2 Điều 16 của Nghị định).

4. Thay đổi, bổ sung một số quy định về sửa đổi văn bằng bảo hộ

– Yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu trên văn bằng bảo hộ được chấp nhận nếu đáp ứng điều kiện: (i) chỉ loại bỏ các chi tiết nhỏ là yếu tố bị loại trừ (không bảo hộ riêng) và (ii) không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu (điểm a khoản 3 Điều 29 của Nghị định);

– Thủ tục cấp lại hoặc cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được áp dụng tương tự như thủ tục cấp lại hoặc cấp phó bản văn bằng bảo hộ (khoản 8 Điều 29 của Nghị định).

5. Thay đổi một số quy định về tách đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

– Yêu cầu tách đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ được chấp nhận trong trường hợp tách một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ (điểm a khoản 1 Điều 17 của Nghị định);

– Khi thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký SHCN, người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu (điểm c khoản 1 Điều 17 của Nghị định).

6. Bổ sung quy định về rút đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp:

Bổ sung quy định về việc Cục Sở hữu trí tuệ phải ban hành thông báo dự định từ chối chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn không đáp ứng điều kiện để người nộp đơn khắc phục (điểm b2 khoản 2 Điều 17 của Nghị định).

Trên đây là một số điểm mới trong Nghị định 65/2023/NĐ-CP, nếu Quý khách có thắc mắc hay có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký các đối tượng sở hữu công nghiệp như Nhãn hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, vui lòng liên hệ ANLIS IP: hotline 0899.88.6060 hoặc ip@anlis.vn.

Anlis team.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024