7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)
Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...
20.12.2024Ngày 22/11 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã kết hợp với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) tổ chức Hội thảo “Bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử” tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (IPVN) như ông Trần Lê Hồng Phó Cục trưởng Cục SHTT Việt Nam ông Nguyễn Phương Minh trưởng phòng thanh tra và giải quyền khiếu nại Cục SHTT Việt Nam, bà YOSHINO Sachiyo, Trưởng phòng hợp tác quốc tế Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO), ông KUKITA Shun Phó trưởng phòng sở hữu trí tuệ JETRO Bangkok, cùng nhiều đại diện đến từ các cơ quan như Cục Bản quyền, Viện khoa học sở hữu trí tuệ, các cơ quan thanh tra, hải quan và công ty luật, đại diện sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp khác.
Hội thảo nhằm giới thiệu những vấn đề mới trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng TMĐT hiện nay và sự ra đời, phát triển của internet đã tạo ra những tác động to lớn đối với mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội.
Mở đầu hội thảo, ông Trần Lê Hồng – phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ đã tuyên bố lí do cũng như tầm quan trọng của hội thảo, bà Yoshino Sachyo – trưởng phòng Hợp tác quốc tế cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO) cũng trình bày về thực trạng cũng như mong muốn của hội thảo.
Tại Hội thảo, các vị đại biểu, khách mời đã lần lượt trình bày về sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử hiện nay cũng như thực trạng của hành vi xâm phạm quyền với nhãn hiệu trong môi trường số. Theo đó có rất nhiều các hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên môi trường số biến tướng ở nhiều hình thức khác nhau và gây khó khăn trong quá trình thực thi cũng như xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, bà Lê Thị Hà – trưởng phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử của Cục thương mại điện tử và kinh tế đã có những chia sẻ về quy định pháp luật cũng như thực tiễn về kiểm soát và xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên nền tảng thương mại điện tử hiện nay. Theo đó, việc phát triển nền tảng thương mại điện tử bên cạnh những lợi ích kinh tế không thể phủ nhận: Theo số liệu dự đoán từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), tổng doanh thu thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa cả năm 2024 có thể tăng khoảng 45% so với 2023, lên gần 30 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 14% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nước. Tuy nhiên, kèm theo đó là những khó khăn và thách thức gặp phải trong quá trình thực thi và bảo vệ quyền nhãn hiệu trên môi trường này như việc hàng giả, hàng nhái tràn lan, các quy định về bảo vệ quyền cũng như thực thi quyền còn khó kiểm soát, cơ chế xử phạt chưa đủ tính răn đe,….dẫn đến việc thực thi chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Phát biểu tại hội thảo, khách mời đến từ các đại diện sở hữu công nghiệp cũng đưa ra những vụ việc thực tế trong quá trình đại diện cho khách hàng xử lý những vụ việc trên nền tảng thương mại điện tư và chia sẻ những khó khăn trong quá trình thực hiện.
Buổi hội thảo không chỉ nâng cao hiểu biết, chia sẻ những kiến thức mà còn là nơi trao đổi những kinh nghiệm thực tế cũng như giao lưu và giải đáp nhiều khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.
Mong rằng sẽ tiếp tục có nhiều các buổi trao đổi, hội thảo về các chủ đề liên quan để hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tham gia và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình thực thi và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng như nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế.
Theo Anlis
Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...
20.12.2024Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...
12.12.2024Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...
01.12.2024