Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu-2023
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở không sử dụng năm 2023 Nghĩa vụ sử dụng là một trong những nghĩa vụ của...
13.11.2023Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế (Hiệp ước Budapest) chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/6/2021, mang ý nghĩa quan trọng cả trên phương diện pháp lý và trong việc khuyến khích đầu tư nghiên cứu đối với công nghệ sinh học tại Việt Nam.
Hiệp ước Budapest nghĩa là Hiệp ước Budapest về Công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm các mục đích trong thủ tục về sáng chế (1977), được sửa đổi ngày 26/9/1980.
Tính đến tháng tháng 6/2021, có 85 quốc gia (kể cả Việt Nam) đang là thành viên của Hiệp ước Budapest và 48 cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế được đặt tại 26 quốc gia thành viên trên toàn thế giới.
Mục đích chính của Hiệp ước Budapest là nhằm đảm bảo sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế nào. Sự công nhận này tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tính bảo mật cho việc nộp lưu chủng vi sinh, theo đó người nộp lưu chỉ cần nộp mẫu chủng vi sinh một lần tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế đặt tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên Hiệp ước.
Theo Điều 18.7 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là thành viên, thì việc phê chuẩn hoặc gia nhập Hiệp ước Budapest nếu vẫn chưa là thành viên của điều ước này là một trong những nghĩa vụ bắt buộc.
Hiệp ước Budapest giúp đơn giản hóa thủ tục nộp lưu chủng vi sinh cho người nộp lưu đã giải quyết vấn đề nói trên. Theo đó, người nộp lưu chỉ cần nộp mẫu chủng vi sinh một lần tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền lưu giữ quốc tế đặt tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên Hiệp ước, và kết quả việc nộp lưu này phải được công nhận bởi tất cả các quốc gia thành viên.
Xem thêm về Hiệp ước Budapest bằng tiếng Anh tại WIPO
Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Việt Nam
ANLIS Sở hữu trí tuệ tổng hợp và biên tập.
Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu trên cơ sở không sử dụng năm 2023 Nghĩa vụ sử dụng là một trong những nghĩa vụ của...
13.11.2023Chi phí đăng ký Các khoản phí, lệ phí nhà nước liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam nói riêng và các các...
11.11.2023Khoản 1a, Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) quy định: “Đơn đăng ký nhãn hiệu chưa được cơ quan...
29.10.2023