Khi nào cần phải gia hạn nhãn hiệu?

Liệu khi đã được bảo hộ thì chủ sở hữu có được sở hữu vĩnh viễn hay không hay có phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu tại cơ quan nào không?

Không giống như các tài sản hữu hình, chủ sở hữu sẽ có toàn quyền sở hữu đối với tài sản, nhãn hiệu là một tài sản vô hình bị giới hạn bảo hộ về mặt thời gian. Sau khi đã được bảo hộ, để tiếp tục duy trì hiệu lực thì chủ sở hữu vẫn phải tiến hành các thủ tục gia hạn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Căn cứ pháp lý:

Theo quy định tại Khoản 6, điều 93 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.”

Tức là, nếu đăng ký nhãn hiệu không bị hủy bỏ hoặc chấm dứt hiệu lực trong thời hạn luật định thì chủ sở hữu có quyền gia hạn cứ mỗi 10 năm. Vì vậy, hiệu lực bảo hộ có thể kéo dài “không giới hạn” nếu chủ sở hữu liên tục gia hạn nhãn hiệu. Đây cũng là lý do tại sao nhiều nhãn hiệu trên thế giới có lịch sử hàng trăm năm, và nhiều nhãn hiệu lâu đời tại Việt Nam vẫn đang được bảo hộ.

Ví dụ, ngày 01/10/2010: Công ty A tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu X tại Cục Sở hữu trí tuệ

Ngày 25/02/2012: Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu X cho công ty A.

Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu sẽ là từ ngày 25/02/2012 (ngày cấp bằng) đến hết ngày 01/10/2020 (10 năm tính từ ngày nộp đơn).

Phải làm gì nếu quên gia hạn nhãn hiệu?

Để được gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày giấy chứng nhận hết hiệu lực, chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu quá thời gian này, chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có thời gian ân hạn 06 tháng để nộp yêu cầu gia hạn muộn và phải nộp lệ phí.

Gia hạn muộn là việc chủ sở hữu văn bằng bảo hộ  giấy chứng nhận đăng kí) nhãn hiệu không thực hiện gia hạn bảo hộ đúng thời hạn theo quy định. Luật chỉ cho phép thời hạn là 06 tháng kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực để chủ giấy chứng nhận có thể gia hạn và phải nộp lệ phí 10% cho mỗi tháng gia hạn muộn. Trường hợp quá thời hạn gia hạn muộn trên mà chủ nhãn hiệu vẫn không tiến hành thủ tục gia hạn thì hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt.

Trong trường hợp đã quá 06 tháng ân hạn mà chủ sở hữu không nộp yêu cầu gia hạn, thì nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt hiệu lực và chủ sở hữu bắt buộc phải nộp một đơn đăng ký mới từ đầu.

Đối với ví dụ nêu trên, thì:

– Công ty A phải tiến hành gia hạn trong khoảng thời gian từ ngày 01/04/2020 đến ngày 01/10/2020.

– Nếu đến ngày 01/10/2020 mà chưa tiến hành thủ tục gia hạn, thì Công ty A có thể yêu cầu gia hạn muộn trong vòng 06 tháng và nộp lệ phí, tức là muộn nhất là ngày 01/04/2021.

– Sau ngày 01/04/2021 mà Công ty A không làm thủ tục gia hạn, thì nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực và công ty A bắt buộc phải nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu X.

Thủ tục gia hạn nhãn hiệu

Về thủ tục gia hạn nhãn hiệu, xin vui lòng xem thêm tại đây

Giay chung nhan dang ky nhan hieu

Quý Khách quan tâm có thể liên hệ với chúng tôi qua zalo/email để được tư vấn cụ thể hơn về thủ tục và quy trình gia hạn nhãn hiệu.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024