ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM

  • Chi phí đăng ký

Các khoản phí, lệ phí nhà nước liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam nói riêng và các các thủ tục khác liên quan đến nhãn hiệu nói chung đều được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể xem tại Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

  • Đăng ký nhiều nhóm sản phẩm/ dịch vụ

Tại Việt Nam, người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký một nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ trong cùng một tờ khai đăng ký.

  • Yêu cầu khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Ngôn ngữ chính thức để đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam là tiếng Việt. Tất cả các tài liệu hay thuật ngữ là tiếng nước ngoài liên quan phải được dịch/mô tả sang tiếng Việt tại thời điểm nộp đơn.
  • Để đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, người nộp đơn cần cung cấp các tài liệu sau:

+ 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu, tham khảo mẫu tờ khai theo Nghị định mới nhất tại đây. Phần mô tả nhãn hiệu phải được làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có).

+  05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ).

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí

+ 01 bản gốc Giấy ủy quyền (nếu thông qua ANLIS làm đại diện sở hữu công nghiệp) không cần hợp pháp hóa, công chứng và có thể bổ sung sau 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Các tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có)

  • Thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung, ý kiến của người thứ ba và phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn/nộp đầy đủ hồ sơ, nếu đơn hợp lệ về mặt hình thức, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ bao gồm xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn Quyết định chấp nhận đơn.

– Công bố đơn: đơn đăng ký sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng kể từ ngày đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: đơn đăng ký sẽ được thẩm định nội dung trong thời gian 09 tháng kể từ ngày công bố.

+ Ý kiến của người thứ ba: kể từ ngày công bố đơn đến trước ngày ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền ý kiến bằng văn bản về việc cấp văn bằng cho đơn. Ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp.

+ Phản đối cấp: trong vòng 05 tháng kể từ ngày công bố đơn, người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ cho đơn. Ý kiến phản đối phải được lập thành văn bản và nộp phí, lệ phí.

  • Cấp văn bằng bảo hộ, thời hạn hiệu lực và gia hạn văn bằng bảo hộ
  • Cấp văn bằng bảo hộ: nếu nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về việc dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp phí, lệ phí. Người nộp đơn sẽ nhận được bản gốc văn bằng bảo hộ sau 02-04 tháng kể từ ngày nộp phí cấp văn bằng.
  • Thời hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ tại Việt Nam: kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm đối với toàn bộ hoặc một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ.
  • Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: trong vòng 06 tháng tính đến ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực chủ văn bằng bảo hộ phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực muộn.
  • Tổng thời gian thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu từ nộp đơn đến khi cấp bằng trong trường hợp đơn thuận lợi là khoảng 12 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian này thường kéo dài từ 18-24 tháng.

  • Yêu cầu sử dụng nhãn hiệu sau khi được cấp văn bằng bảo hộ

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam có thể bị chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của bên thứ ba nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng.

quy trinh dang ky nhan hieu tai Viet Nam

Xem thêm các bài viết khác tại đây

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024