Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc – lưu ý 2021

Việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc là một trong những công việc về sở hữu trí tuệ mà doanh nghiệp xuất khẩu nên ưu tiên thực hiện. Kể từ ngày 01/01/2021, quy định pháp luật của việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc có một số thay đổi lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số lưu ý hữu ích cho doanh nghiệp.

1. Thông tin chung về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc

Để có thể bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc đại lục, ngoài các điều kiện chung về tài liệu, thì kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng tính mới, tức là chưa được bộc lộ ở bất kỳ đâu trên thế giới trước khi nộp đơn đăng ký. Nếu kiểu dáng đã bị bộc lộ trước khi nộp đơn, cơ quan Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (SIPO) có thể sẽ từ chối cấp bằng độc quyền kiểu dáng. Vì vậy, trước khi nộp đơn thì chủ đơn nên tự đánh giá lại việc bảo mật kiểu dáng của mình trước khi đăng ký.

Theo quy định, Cơ quan SHTT Trung Quốc không thẩm định về khả năng cấp bằng của Kiểu dáng công nghiệp mà chỉ thẩm định về mặt hình thức (formality examination). Tuy nhiên trên thực tế, các thẩm định viên vẫn tiến hành tra cứu để kiểm tra xem kiểu dáng đó đã bị bộc lộ công khai trước khi nộp đơn hay chưa. Hơn nữa, số lượng kiểu dáng công nghiệp đăng ký mỗi ngày tại Trung Quốc khá lớn, nên tỉ lệ bị trùng/tương tự với các kiểu dáng công nghiệp đã nộp trước là khá cao.

Kể từ ngày 01/01/2021, thời hạn hiệu lực của bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là 15 năm (trước đây là 10 năm). Ngoài ra, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp cũng cần phải tiến hành duy trì hiệu lực hàng năm.

2. Thời gian đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc

– Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký KDCN (có biên nhận của Cơ quan SHTT): 02-03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đầy đủ thanh toán và tài liệu.

Kết quả: Biên nhận đơn (trực tuyến) của Cơ quan SHTT Trung Quốc

– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (nếu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ): 8-10 tháng kể từ ngày nộp đơn, đối với đơn thuận lợi.

Kết quả: Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp (Design Patent)

đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc
Quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp/sáng chế tại Trung Quốc. Nguồn CNIPA

3. Tài liệu cần cung cấp

– 02 Giấy ủy quyền gốc (ký tên, đóng dấu theo mẫu) – nếu ủy quyền cho các đơn vị đại diện;

– 01 bộ ảnh chất lượng cao trong đó thể hiện kiểu dáng công nghiệp:

+ Tốt nhất ở đủ 07 tư thế: hình phối cảnh, hình nhìn từ phía trước, hình nhìn từ phía sau, hình nhìn từ bên trái, hình nhìn từ bên phải, hình nhìn từ trên xuống, hình nhìn từ dưới lên. Bộ hình ảnh có thể thể hiện thêm các trạng thái sử dụng của KDCN, các mặt cắt của KDCN đối với kiểu dáng phức tạp.

+ Các hình ảnh phải rõ nét bằng các đường nét liền (không sử dụng các đường nét đứt, trừ một số trường hợp đặc biệt)

+ Các hình ảnh phải được thể hiện cùng chiều, cùng tỉ lệ.

– Thông tin về (các) tác giả thiết kế KDCN: Họ tên, địa chỉ, quốc tịch.

– Bản sao đăng ký kinh doanh của công ty.

– Thông tin chung về kiểu dáng như: tên kiểu dáng, mục đích sử dụng, màu sắc cụ thể yêu cầu bảo hộ (nếu có), điểm mới và khác biệt của kiểu dáng

4. Lưu ý khác

Vì kiểu dáng công nghiệp cần đáp ứng tính mới THẾ GIỚI, tức là chưa bị bộc lộ công khai ở bất kỳ đâu trên phạm vi toàn thế giới,   các doanh nghiệp nên:

i) tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam đồng thời với việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài; hoặc

(ii) nộp đơn đăng ký KDCN tại Việt Nam, sau đó xin hưởng quyền ưu tiên khi nộp ra nước ngoài, để đảm bảo tính mới và tránh bị từ chối.

5. Liên hệ

ANLIS là đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp chuyên tiến hành các thủ tục đăng ký tại nước ngoài. Ngoài ra, với đội ngũ có trình độ Thạc sỹ về Sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc, ANLIS tin tưởng sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và đăng ký tốt nhất với chi phí cạnh tranh.

Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).

ANLIS Sở hữu trí tuệ. 

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024