THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025
Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ ANLIS Việt Nam xin trân trọng thông báo Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 như dưới đây: Thời gian nghỉ: từ Thứ...
17.01.2025Trước khi tìm hiểu về việc đăng ký nhãn hiệu để làm gì thì chúng ta cần hiểu rõ khái niệm “nhãn hiệu” được hiểu như thế nào.
Nhãn hiệu (hay thường được gọi trên thực tế là logo, thương hiệu) là một thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ dấu hiệu nhận biết giúp cho chúng ta (người tiêu dùng) có thể phân biệt được những sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp trên thị trường là của nhà sản xuất nào. Ngoài ra, nhãn hiệu cũng sẽ giúp cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm/dịch vụ Công ty A với sản phẩm/dịch vụ của Công ty B trong cùng lĩnh vực. Nhãn hiệu đã có lịch sử lâu đời (xem thêm: nhãn hiệu có từ bao giờ) và như một cái tên của doanh nghiệp để người tiêu dùng có thể nhớ đến và tìm kiếm chính xác một sản phẩm mong muốn.
Như vậy, nhãn hiệu có những chức năng chính sau đây:
– xác định nguồn cung cấp hàng hóa/dịch vụ
– phân biệt sản phẩm/dịch vụ giữa các nhà cung cấp khác nhau
– phương tiện quảng cáo
Việc đăng ký nhãn hiệu hay không là quyền của chủ sở hữu và không phải là một quy định bắt buộc để bắt đầu thực hiện việc kinh doanh. Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp đều mong muốn sản phẩm/dịch vụ của mình được người tiêu dùng lựa chọn và biết đến rộng rãi, và doanh nghiệp cũng phải đầu tư tiền bạc, chi phí cho quảng cáo, phát triển thị trường nhằm tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, nếu không tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể bị đánh cắp bất cứ lúc nào.
Ngày nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu càng phổ biến. Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới sử dụng mốc “nộp đơn đăng ký” (first to file) đầu tiên làm cơ sở để xem xét bảo hộ độc quyền, và chỉ khi được bảo hộ thì chủ sở hữu mới được độc quyền sử dụng. Nói cách khác, một khi được bảo hộ thì doanh nghiệp mới có đủ quyền năng để bảo vệ nhãn hiệu của mình, cũng như xử lý hành vi xâm phạm đối với chủ thể đang sử dụng nhãn hiệu trái phép.
Tóm lại, mặc dù đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc cho việc kinh doanh, nhưng việc đăng ký để xác lập quyền là bước khởi đầu quan trọng và không thể thiếu trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ.
Việc đăng ký nhãn hiệu có nhiều lợi ích được tóm tắt dưới đây:
Thứ nhất, việc đăng ký nhãn hiệu giúp chủ sở hữu dễ dàng tiếp cận được với khách hàng của mình, thông qua dấu hiệu R tròn (xem thêm) để quảng cáo rộng rãi thương hiệu cũng như tạo được niềm tin cho khách hàng về một thương hiệu chất lượng và an toàn; đồng thời chỉ báo cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm chính hãng, tránh cho người tiêu dùng mua phải hàng giả hàng nhái.
Thứ hai, tăng giá trị của doanh nghiệp trước khách hàng, nhà đầu tư. Ví dụ, hiện nay trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (như shopee, lazada, tiki), một người bán hàng muốn được đánh dấu là sản phẩm/gian hàng chính hãng, thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bắt buộc. Một số sàn thương mại điện tử cũng yêu cầu người bán hàng cung cấp các giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của mình trước khi được cấp phép để bán hàng trên các nền tảng này; có thể là đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ, hoặc tốt hơn là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai, khi đã được bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Thứ ba, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo vệ nhãn hiệu khi bị xâm phạm quyền thông qua việc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm đó hoặc khởi kiện dân sự để đòi bồi thường.
Thứ tư, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hàng rào chắc chắn để mọi doanh nghiệp yên tâm phát triển sản phẩm của mình.
Soyna – doanh nghiệp có chiến lược đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho từng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường
Hiện nay, cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ. Đơn đăng ký nhãn hiệu có thể nộp ở trụ sở Cục SHTT tại Hà Nội, các văn phòng tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Hình thức nộp đơn: nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu điện, nộp trực tuyến.
Cách thức nộp đơn: chủ đơn tự nộp hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu công nghiệp như ANLIS.
Chi tiết về thủ tục hồ sơ, vui lòng xem tại đây.
Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ ANLIS Việt Nam xin trân trọng thông báo Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 như dưới đây: Thời gian nghỉ: từ Thứ...
17.01.2025Cập nhật quy trình bảo hộ nhãn hiệu tại Iraq, đặc biệt về sự thay đổi mới nhất trong phân loại nhãn hiệu theo phiên bản Nice 11. Anlis...
15.01.2025Kính gửi Quý khách hàng và Quý Đối tác, CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ ANLIS VIỆT NAM xin trân trọng thông báo đến Quý khách hàng về...
30.12.2024