Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản 2021

1. Giới thiệu về hệ thống đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

        Khác với pháp luật Việt Nam xây dựng một văn bản pháp luật chuyên ngành sở hữu trí tuệ quy định về tất cả các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng), thì tại Nhật Bản, đối với mỗi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có một đạo luật riêng quy định cụ thể, trong đó có Đạo luật Nhãn hiệu quy định về đối tượng là nhãn hiệu. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Nhật Bản sẽ tuân thủ theo các quy định của Đạo Luật này.

Mục đích của Đạo Luật Nhãn hiệu Nhật Bản (Trademark Act)

        Ngay tại Điều 1 của Đạo luật đã đề cập đến mục đích mà Đạo luật hướng tới và cũng thể hiện vai trò quan trọng của nhãn hiệu trong thị trường: “Mục đích của Đạo luật này, thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, để đảm bảo duy trì niềm tin kinh doanh của những người sử dụng nhãn hiệu và do đó để đóng góp vào sự phát triển của ngành kinh doanh và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng” [1].

So sánh hệ thống Nhãn hiệu Việt Nam và Nhật Bản

        Khái niệm “Nhãn hiệu” được quy định tại Điều 2 của Đạo luật này là “bất kỳ (các) ký tự, (các) hình, (các) dấu hiệu hoặc (các) hình dạng hoặc màu sắc ba chiều nào, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng; âm thanh, hoặc bất kỳ thứ gì khác: (i) được một người sử dụng liên quan đến hàng hóa mà người đó sản xuất, chứng nhận hoặc chuyển nhượng với tư cách là một doanh nghiệp; hoặc là (ii) được một người sử dụng liên quan đến các dịch vụ mà người đó cung cấp hoặc chứng nhận với tư cách là một doanh nghiệp (ngoại trừ những dịch vụ được cung cấp ở mục trước)

        Ngoài ra, “Dịch vụ” quy định tại mục (ii) ở trên sẽ bao gồm các dịch vụ bán lẻ và dịch vụ bán buôn, cụ thể là việc cung cấp các lợi ích cho khách hàng được thực hiện trong quá trình kinh doanh bán lẻ và bán buôn.” [2].

        Như vậy, so với Việt Nam chỉ chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu phải nhìn thấy được – nhãn hiệu truyền thống thì Nhật Bản là một trong các quốc gia đã chấp nhận có nhãn hiệu phi truyền thống khác và không giới hạn chỉ là dấu hiệu nhìn thấy được.

Nguyên tắc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

        Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng nguyên tắc “first – to – file” thể hiện trong Điều 8 của Đạo luật này đó là: khi hai hoặc nhiều đơn được nộp vào các ngày khác nhau để đăng ký một nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ giống hệt hoặc tương tự thì chỉ người nộp đơn nộp đơn trước mới có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Điều này có nghĩa là nếu bất kỳ người nộp đơn nào khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu giống hệt hoặc tương tự được sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ giống hệt hoặc tương tự sau khi người nộp đơn đầu tiên đã nộp đơn, thì những đơn đăng ký sau đó sẽ bị từ chối.

       Về cơ bản, hệ thống và cách tiếp cận đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với pháp luật nhãn hiệu Việt Nam.

Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà ANLIS IP đã thực hiện cho Khách hàng 2021

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản (đăng ký trực tiếp)

Cơ quan phụ trách việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản là Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (Japan Patent Office – JPO). Dưới đây là các bước và quy trình gợi ý cho việc tiến hành bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia này.

Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu tại Nhật Bản

        Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, người nộp đơn nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn.

        Việc tra cứu sơ bộ và chuyên sâu tại Nhật Bản không phải là thủ tục bắt buộc của JPO, tuy nhiên việc tra cứu này sẽ đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu, xem nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký bởi những người nộp đơn khác hay không hoặc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu bị loại trừ bảo hộ theo quy định tại Điều 3 và điều 4 (1) của Đạo luật Nhãn hiệu Nhật Bản hay không.

        Điều này sẽ giúp chủ đơn tránh được rủi ro về công sức, thời gian và chi phí khi đăng ký.

Xác định các thức nộp đơn đăng ký

        Đối với chủ đơn là cá nhân hoặc pháp nhân Việt Nam nói riêng hay là người/ tổ chức nước ngoài mà không có cơ sở kinh doanh, văn phòng đại diện tại Nhật Bản, thì đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản bắt buộc phải được nộp thông qua luật sư/ đại diện cấp phép theo quy định pháp luật của Nhật Bản.

        Trong trường hợp chủ đơn là người hoặc pháp nhân Việt Nam có cơ sở kinh doanh, văn phòng đại diện tại Nhật Bản thì họ có thể trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho JPO hoặc cũng có thể uỷ quyền cho luật sư/ đại diện thực hiện công việc này. Việc uỷ quyền này phải làm thành văn bản và ký tên, đóng dấu của người uỷ quyền xác nhận việc uỷ quyền này tổ chức cá nhân đại điện thực hiện, tùy vào các tổ chức luật sư hoặc đại diện có mẫu uỷ quyền khác nhau.

        Khi đăng ký nhãn hiệu tại Nhật bản thì chủ đơn không cần phải dựa trên đơn cơ sở hoặc văn bằng cơ sở tại Việt Nam, chủ đơn có thể tự do lựa chọn mẫu nhãn hiệu dự định đăng ký tại Nhật Bản (mẫu nhãn hiệu này có thể giống hoặc khác so với mẫu nhãn hiệu đang sử dụng tại Việt Nam), lựa chọn nhóm sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ khác so với đơn cơ sở hoặc văn bằng cơ sở tại Việt Nam.

        Nhóm sản phẩm/dịch vụ lựa chọn đăng ký và tên, địa chỉ của chủ đơn cần được dịch sang tiếng Nhật. Nếu nộp thông qua luật sư và đại diện sở hữu công nghiệp thì các thông tin có thể dịch sang tiếng Anh để họ tiến hành dịch từ tiếng Anh sang tiếng Nhật xác định đúng phạm vi bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

        Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này có thể được thực hiện thông qua thông qua luật sư/ đại diện của Nhật Bản hoặc chủ đơn có thể trực tiếp đi nộp. Tuy nhiên, nộp thông qua luật sư/đại diện sẽ có nhiều lợi thế hơn vì họ có lĩnh vực chuyên môn, tư vấn được những vấn đề có thể gặp phải trong đơn hoặc trong nhãn hiệu, nộp đơn được trơn chu và thuận lợi hơn, theo dõi tình trạng đơn đăng ký và thông báo đến chủ đơn kịp thời về tình trạng đơn đăng ký nhãn hiệu.

        Phí/lệ phí cần nộp cho JPO là ¥12,000/01 đơn/01 nhóm đầu tiên, cho mỗi nhóm tiếp theo trong cùng một đơn là ¥8,600.

Thẩm định hồ sơ

        Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản sẽ thẩm định khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trong vòng 08 tháng và gửi kết quả đến người nộp đơn.

        (i) Nếu nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ => chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu và dự định cấp văn bằng bảo hộ (trong vòng 01-02 tháng tiếp theo kể từ ngày nhận được thông báo) hoặc

        (ii) Nếu nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ => JPO sẽ ra thông báo từ chối để người nộp đơn có ý kiến trả lời.

        Nếu JPO thông báo nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng thì người nộp đơn cấp nộp khoản phí cấp bằng cho JPO, văn bằng bảo hộ có hiệu lực 10 năm thì phí là ¥28,200 cho mỗi nhóm sản phẩm dịch vụ.

        Tổng thời gian thực hiện dự kiến (trong trường hợp đơn thuận lợi) đối với việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản là 09-12 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Tham khảo: [1] Japan, Trademark Act No.127 of April 13, 1959

Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).

Lê Minh Thuận – Phòng Sở hữu trí tuệ

ANLIS IP.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024