Nên đăng ký nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn hay chữ cách điệu?

Việc đăng ký nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu được thực hiện bằng cách nộp 02 đơn đăng ký riêng biệt với nhau tại Cục Sở hữu trí tuệ. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, điều quan trọng nhất với nhãn hiệu chính là tên của nhãn hiệu ở dạng chữ tiêu chuẩn, và việc đăng ký thường chỉ dừng lại ở một trong hai loại này. Không thể phủ nhận rằng nếu chỉ đăng ký một trong hai, thì sẽ tiết kiệm được chi phí đăng ký, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Nhưng cân nhắc giữa chi phí – cơ hội, thì đăng ký như thế nào mới thực sự tối ưu?

Capture

Dưới đây là một số tiêu chí so sánh để phân tích được ưu điểm, nhược điểm của hai loại nhãn hiệu này:

Tiêu chí so sánh Nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn Nhãn hiệu chữ cách điệu
Cấu tạo chỉ đơn thuần cấu tạo từ các chữ in hoặc chữ số dạng tiêu chuẩn và chỉ ở dạng màu đen – trắng. cấu tạo từ các chữ cái, từ ngữ, chữ số được cách điệu hoặc/và được hình họa hóa hoặc/và chứa màu sắc.
Phạm vi bảo hộ được bảo hộ nội dung của nhãn hiệu, nghĩa là bao gồm việc bảo hộ kết cấu các chữ cái của nhãn hiệu, phát âm và ý nghĩa của nhãn hiệu (nếu có). được bảo hộ cả về mặt nội dung của nhãn hiệu đó là kết cấu chữ cái, phát âm và ý nghĩa của từ (nếu có) như nhãn hiệu chữ in tiêu chuẩn.
Ưu điểm Chủ sở hữu được quyền sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ hoặc màu sắc bất kỳ mà mình muốn miễn là không xâm phạm quyền của một nhãn hiệu khác đang được bảo hộ. được bảo hộ thêm cách trình bày (kiểu chữ hoặc kiểu trình bày đặc biệt) nên hiệu lực bảo hộ của nó được tăng cường mạnh hơn chống lại được các ý đồ của đối thủ cạnh tranh tiệm cận nhãn hiệu không chỉ về nội dung mà còn cả về cách thể hiện của nhãn hiệu.
Nhược điểm Chỉ nội dung của nhãn hiệu là được bảo hộ còn kiểu chữ hay cách trình bày độc đáo cũng như màu sắc của nhãn hiệu sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn Quyền sử dụng nhãn hiệu chữ cách điệu lại bị hạn chế bởi chủ chỉ được sử dụng nhãn hiệu đúng như mẫu đã đăng ký mà không được tùy ý sử dụng nhãn hiệu trong các dạng chữ khác hoặc cách thức khác.

 

Mặc dù có những đặc điểm và ưu, nhược điểm khác nhau, nhãn hiệu chữ thông thường và nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn có mối liên hệ chặt chẽ và tương trợ, bổ sung cho nhau. Mối liên hệ này sẽ được ANLIS đề cập trong bài viết tiếp theo.

Từ những phân tích và so sánh nêu trên, có thể thấy rằng nếu doanh nghiệp có nhiều phiên bản nhãn hiệu khác nhau đang được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh, việc đăng ký cả hai loại nhãn hiệu chữ tiêu chuẩn và nhãn hiệu chữ cách điệu là vô cùng cần thiết.

Nếu doanh nghiệp của bạn còn đang băn khoăn nên đăng ký nhãn hiệu nào và ra sao, hãy liên hệ với một luật sư/đại diện sở hữu công nghiệp để có những tư vấn toàn diện và phù hợp nhất.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024