4 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI MALAYSIA

Trước sự giao thương mạnh mẽ về kinh tế với Malaysia, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia và xây dựng cơ chế bảo hộ thương hiệu tại thị trường này nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tránh khả năng xâm phạm từ người nhứ ba. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp các doanh nghiệp biết các lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia.

1.Vai trò của đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

Đăng ký nhãn hiệu không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng là điều kiện cần để có cơ sỏ cho việc ghi nhận các quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu theo Luật Nhãn hiệu 2019. Điều này bao gồm quyền tự bảo vệ hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu từ các chủ thể khác.

Trong trường hợp nhãn hiệu chưa đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể có những hành vi yêu cầu bất kỳ người nào sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc giống với nhãn hiệu của chủ sở hữu trong khả năng của chủ sở hữu nhãn hiệu chưa đăng ký thay vì các hành vi xử lý vi phạm nhãn hiệu với tính chất mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

2. Chủ thể đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

Bất kỳ người nào là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu đều có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của mình với Cơ quan sở hữu trí tuệ của Malaysia (“MyIPO”) với các nhóm hàng hóa/dịch vụ dựa theo Danh sách Hàng hóa và Dịch vụ của MyIPO và tùy thuộc vào hàng hóa và/hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đang được sử dụng/dự định được sử dụng bởi chủ sở hữu nhãn hiệu. Có tất cả 45 nhóm đăng ký nhãn hiệu. Nhóm 1 đến 34 là các nhóm nhãn hiệu được sử dụng cho hàng hóa, trong khi nhóm 35 đến 45 được sử dụng cho các nhãn hiệu liên quan đến dịch vụ.

Việc đăng ký nhãn hiệu trong một nhóm chỉ mang lại cho nhãn hiệu đó các quyền độc quyền và sự bảo hộ trong phạm vi của nhóm. Do đó, điều quan trọng nhất là chủ sở hữu nhãn hiệu phải xác định phạm vi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu ở tất cả (các) nhóm có liên quan để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu được bảo hộ.

3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

Quá trình đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp đơn thuận lợi sẽ thường mất khoảng 12 đến 18 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trường hợp nhãn hiệu bị phản đối từ bên thứ ba hoặc kết quả thẩm định của cơ quan sở hữu trí tuệ tại Malaysia thì thường quá trình đăng ký sẽ mất nhiều thời gian hơn.

4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia gồm các tài liệu như sau:

– Tên và địa chỉ của người nộp đơn;

– Mẫu nhãn hiêu đăng ký (kích thước 10 cmx10cm);

– Danh sách hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký nhãn hiệu;

– Tuyên bố theo luật định tuyên bố rằng người nộp đơn là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu được đăng ký;

– Thông tin và tài liệu về việc hưởng quyền ưu tiên (nếu có);

– Trong trường hợp nhãn hiệu có chứa bất kỳ từ nào hoặc các từ với một ngôn ngữ hoặc các bảng chữ cái khác với ngôn ngữ / bảng chữ cái tiếng Malay hoặc tiếng Anh thì cần cung cấp bản dịch công chứng của nhãn hiệu.

– Giấy ủy quyền

Sau khi đăng ký, nhãn hiệu sẽ có giá trị hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.

Bài viết này cung cấp cho người đọc kiến thức cơ bản về đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia. Tuy nhiên, thực tế mức độ thành công của việc đăng ký nhãn hiệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nhãn hiệu dự định đăng ký. Do đó,  hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để sử dụng các dịch vụ và nhận các thư tư vấn về việc đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia.

ANLIS Việt Nam đã từng hỗ trợ thành công nhiều khách hàng Việt Nam đăng ký nhãn hiệu tại Malaysia. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ  ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899886060 hoặc 0968351100 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024