3 lưu ý khi trả lời thông báo từ chối về đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hai bước là thẩm định hình thức và thẩm đinh nội dung. Trong đó giai đoạn thẩm định nội dung mục đích để xem nhãn hiệu có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và được cấp văn bằng hay không. Trong quá trình thẩm định, nếu nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật, Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối nội dung và người nộp đơn phải có ý kiến trả lời nếu không đơn sẽ chính thức bị từ chối. Vậy trong quá trình trả lời, chủ đơn cần lưu ý các điểm sau:

1.Xác định thời hạn trả lời thông báo từ chối nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Theo điểm c khoản 14 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN: Trong trường hợp đơn có thiếu sót hoặc chưa bộc lộ đầy đủ bản chất của đối tượng, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo trong đó nêu rõ các thiếu sót hoặc yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn để bộc lộ đầy đủ bản chất của đối tượng và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn khắc phục”.

Theo đó, pháp luật đã ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến trả lời thông báo từ chối nội dung cho đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu trả lời không đúng hạn hoặc hoặc không có ý kiến trả lời, Cục sẽ ra Quyết định từ chối chính thức. Nếu đến thời hạn mà người nộp đơn cần thêm thời gian để chuẩn bị hồ sơ phúc đáp thì có thể yêu cầu gia hạn thêm 1 kì hạn trả lời là 3 tháng và nộp phí gia hạn tương ứng, Yêu cần gia hạn phải là văn bản và được nộp trước ngày kết thúc thời hạn ấn định trả lời. Nếu ngày hết hạn trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn trả lời sẽ là ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ, lễ đó.

2. Xem xét căn cứ từ chối nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Thông thường, đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam bị từ chối ở giai đoạn thẩm định nội dung do rơi vào các Điều 73 và 74 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên mỗi căn cứ thì cách thức trả lời khác nhau. Do đó để xác định được căn cứ từ chối để từ đó có phương án trả lời phù hợp thì chủ đơn cần xem Cục từ chối dựa trên căn cứ nào. Sau khi xác định được căn cứ từ chối, người nộp đơn sẽ xem xét những phương án vượt qua (nếu có). Trong trường hợp có căn cứ để trả lời và vượt qua từ chối, người nộp đơn cần có ý kiến trả lời bằng văn bản và đúng thời hạn nêu trên.

3Soạn công văn trả lời từ chối nội dung của đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Mặc dù tưởng là đơn giản song việc soạn công văn trả lời thông báo từ chối nội dung của Cục Sở hữu trí tuệ lại là vấn đề rất quan trọng và dễ thiếu sót nếu người nộp đơn không lưu ý những điểm sau đây:

– Trả lời đúng thời hạn yêu cầu

– Trả lời đúng căn cứ từ chối

– Các thông tin khác trong công văn trả lời cũng cần chính xác để có thể ghép vào hồ sơ như số công văn từ chối, số đơn nhãn hiệu trả lời…nếu không bộ phận tiếp nhận không thể ghép công văn trả lời của bạn vào hồ sơ tương ứng để thẩm định viên kiểm tra

– Ngoài ra, công văn cần được kí và đóng dấu đầy đủ nếu chủ đơn là tổ chức, kí nếu chủ đơn là cá nhân

Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, theo đuổi các đơn nhãn hiệu đang bị từ chối và các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 – 0968 35 1100 hoặc email: ip@anlis.vn) hoặc liên hệ tại đây.

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai

Chương trình tập huấn xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm tại Gia Lai Vừa qua, Sở...

19.11.2024

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

3 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu...

18.11.2024