7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)
Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...
20.12.2024Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản là vấn đề quan tâm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Nhật Bản có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, do đó trở thành thị trường tiềm năng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Để đưa hàng hóa, dịch vụ vào Nhật Bản, các doanh nghiệp nên xây dựng cho mình một nhãn hiệu. Tuy nhiên thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản không phải ai cũng biết. Dưới đây là 3 điều có thể bạn chưa biết về đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản:
Một điểm đáng lưu ý của quy định của Nhật Bản khác với hầu hết các quốc gia khác, đó là hiệu lực bảo hộ của đối với nhãn hiệu được cấp bằng. Các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam đều quy định văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Tuy nhiên, theo quy định của Đạo luật Nhãn hiệu tại Nhật Bản thì quyền đối với nhãn hiệu có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu được xác lập quyền tại Nhật Bản (Điều 19(1) Trademark Act)
Đây có thể coi là bù cho khoảng thời gian thẩm định kéo dài của cơ quan SHTT Nhật Bản. Điều này có lợi cho Chủ đơn nhất là với những đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản có tranh chấp và thời gian xử lý kéo dài.
Nhãn hiệu truyền thống là nhãn hiệu được tạo ra bởi các dấu hiệu đơn giản, đã có từ trước như là từ ngữ, ký hiệu, chữ số, hình ảnh, logo,… Còn nhãn hiệu phi truyền thống là nhãn hiệu được tạo ra bởi các dấu hiệu mới, nhận biết theo giác quan khác nhau và chủ yếu được sử dụng bởi các thiết bị kỹ thuật: âm thanh, mùi hương, hình chiếu ba chiều, hình động,….
Hiện nay, tại Việt Nam theo quy định luật sở hữu trí tuệ, đối tượng để bảo hộ nhãn hiệu chỉ bao gồm “dấu hiệu nhìn thấy được” (Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ), bao gồm “chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”
Từ năm 2014, Đạo luật Nhãn hiệu (Trademark Act) đã được sửa đổi, mở rộng, cụ thể bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống cho các đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản. Theo đó phạm vi đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm âm thanh, màu sắc, chuyển động, hình ba chiều và vị trí, bên cạnh nhãn hiệu truyền thống như là chữ cái, ký tự, hình học,… Việc bảo hộ nhãn hiệu phi truyền thống nhằm mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược thương hiệu được đa dạng, thúc đẩy sự sáng tạo và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp.
Đây có thể coi là một điểm mới và có lợi cho người nộp đơn bởi con người không chỉ nhận biết hàng hóa và dịch vụ qua mắt thường mà còn qua các giác quan khác khứu giác, vị giác, thính giác….Điều này vừa giúp người nộp đơn có khả năng sáng tạo riêng khi tạo ra những dấu hiệu nhận biết riêng và độc đáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bài viết tham khảo tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản
Với đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Phí Quốc gia cho nhóm đầu tiên hiện nay là 12,000 yên, mỗi nhóm tiếp theo là 8,600 yên. Và mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản chỉ cho 1 nhãn hiệu.
Văn phòng SHTT Nhật Bản không chấp nhận các hình thức thanh toán trực tiếp phí vào Văn phòng SHTT Nhật Bản (như nộp tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán qua SEC,…) nếu chủ đơn là người nước ngoài. Việc này bắt buộc phải thực hiện thông qua đại diện tại Nhật Bản.
Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ tư vấn và báo giá với ANLIS Sở hữu trí tuệ theo thông tin:
Hotline: 0899886060 hoặc 0968351100 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.
Có thể xem thêm thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản
Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...
20.12.2024Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...
12.12.2024Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...
01.12.2024