8 BÀI HỌC QUAN TRỌNG KHI BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẠI LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Rủi ro phổ biến khi bảo hộ nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu (EU) Nhiều doanh nghiệp mở rộng bảo hộ nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu...
03.07.2025Nhiều doanh nghiệp mở rộng bảo hộ nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu (EU) thông qua hệ thống Madrid nhưng lại không theo sát hồ sơ hoặc thiếu người đại diện pháp lý tại chỗ. Kết quả là các thông báo từ EUIPO không được tiếp nhận và xử lý đúng hạn, dẫn đến mất quyền vì không phản hồi kịp thời trong các tình huống như bị phản đối hoặc yêu cầu cung cấp bằng chứng sử dụng. Trong không ít trường hợp, chủ sở hữu chỉ biết mình mất quyền khi đã quá muộn để can thiệp. Điều đáng tiếc là doanh nghiệp không chỉ mất quyền bảo hộ, mà còn phải chịu thêm án phí và chi phí pháp lý phát sinh từ vụ việc. Dù không tham gia tranh tụng, doanh nghiệp vẫn bị tính phí theo quy định, dẫn đến thiệt hại kép: mất nhãn hiệu và mất thêm chi phí – tất cả chỉ vì thiếu một đại diện pháp lý đáng tin cậy tại châu Âu.
Việc có một đại diện pháp lý được chỉ định tại EU là rất cần thiết, đặc biệt nếu chủ đơn là người nước ngoài và nộp đơn trực tiếp tại EU thì việc chỉ định đại diện pháp lý là bắt buộc. Người đại diện sẽ nhận thông báo trực tiếp từ cơ quan sở hữu trí tuệ và xử lý nhanh chóng, tránh rủi ro mất quyền chỉ vì bỏ lỡ thông tin hoặc phản hồi chậm trễ.
Không nên chỉ nộp đơn quốc tế và “chờ kết quả”. Doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ trên hệ thống của EUIPO và WIPO để nắm bắt kịp thời mọi cập nhật, từ đó chủ động phối hợp xử lý nếu có vấn đề phát sinh.
Ngay từ khi nộp đơn, doanh nghiệp nên dự trù khả năng bị phản đối hoặc yêu cầu chứng minh sử dụng. Việc sớm chuẩn bị bằng chứng và phương án phản hồi giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng khả năng giữ quyền bảo hộ nếu bị khiếu kiện.
Quy định của EU đặc biệt nghiêm ngặt về khả năng gây nhầm lẫn. Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các điều kiện bảo hộ để đánh giá khả năng đăng ký, tránh tình trạng bị từ chối hoặc bị bên khác phản đối vì lý do tương tự gây nhầm lẫn.
Chi phí đăng ký ban đầu chỉ là một phần nhỏ. Doanh nghiệp cần tính tới các chi phí khác như phí xử lý phản đối, thuê luật sư, hoặc nộp bằng chứng sử dụng – nhất là khi thị trường EU thường xuyên xảy ra tranh chấp.
Một mình đại diện tại EU chưa đủ. Doanh nghiệp nên kết nối với đại diện tại Việt Nam để theo dõi tổng thể tiến trình, đưa ra chỉ đạo kịp thời và nhận tư vấn trong ngữ cảnh pháp luật Việt Nam – điều này đặc biệt hữu ích khi cân nhắc khả năng mở rộng hoặc điều chỉnh chiến lược đăng ký.
Không nên bỏ qua các vụ kiện tranh chấp nhãn hiệu tại EU. Việc cập nhật các quyết định từ EUIPO giúp doanh nghiệp hiểu rõ ranh giới pháp lý và có thêm căn cứ để điều chỉnh cách thức nộp đơn hoặc phản hồi phù hợp.
Bảo hộ nhãn hiệu tại EU không chỉ là một bước thủ tục, mà đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý, chiến lược và phản ứng kịp thời. Một đại diện tại EU giúp xử lý trực tiếp các yêu cầu từ cơ quan sở hữu trí tuệ, còn đại diện tại Việt Nam là cầu nối hiệu quả để tư vấn, dự liệu và phối hợp chiến lược dài hạn. Sự phối hợp này giúp doanh nghiệp không chỉ giữ vững quyền mà còn tối ưu hóa thời gian và chi phí trong cả quá trình.
Chúng tôi đồng hành cùng bạn trong từng bước bảo vệ thương hiệu quốc tế:
📧 Email: ip@anlis.vn
📞 Điện thoại: +84 899 88 6060 – Zalo/Viber/Whatsapp: +84-366 469 436
🌐 Website: https://anlis.vn/
Bạn có thể quan tâm đến khác bài viết khác cùng chủ đề tại đây
Rủi ro phổ biến khi bảo hộ nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu (EU) Nhiều doanh nghiệp mở rộng bảo hộ nhãn hiệu tại liên minh Châu Âu...
03.07.2025Bản mô tả sáng chế là tài liệu quan trọng nhất trong bộ hồ sơ đăng ký sáng chế. Đây là phần thể hiện toàn bộ nội dung kỹ thuật...
25.06.2025ĐIỀU CHỈNH PHÍ GIA HẠN NHÃN HIỆU TẠI LIBYA TỪ 2025 Đăng ký nhãn hiệu tại Libya là một bước quan trọng để bảo vệ thương hiệu của bạn...
20.06.2025