6 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu là thủ tục cần thiết để bảo hộ nhãn hiệu của bạn tại khu vực này. Việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu cần được tiến hành với một số lưu ý dưới đây:

1. Tại sao nên đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm về việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu là Văn phòng Sở hữu trí tuệ của Liên minh Châu Âu, thường được gọi là EUIPO.

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu sẽ được công nhận và bảo vệ ở tất cả 28 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu: Áo, Bỉ, Bungari, Croatia, Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland , Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Ngoài ra cũng bao gồm tại các quần đảo, vùng lãnh thổ sau: Nó cũng bao gồm các lãnh thổ sau: ở Phần Lan, Quần đảo Aland; ở Pháp, Guadeloupe, Guiana thuộc Pháp, Martinique và Reunion; ở Bồ Đào Nha, Azores và Madeira; ở Tây Ban Nha, Quần đảo Canary và Ceuta và Melilla.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu khoảng từ 4-6 tháng nếu như hồ sơ thuận lợi và không có từ chối, phản đối nào cho đơn.

2. Những điều cần biết trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Chủ đơn có thể nộp đơn theo hai cách: Hoặc là nộp đơn trực tiếp vào Văn phòng Sở hữu trí tuệ Châu Âu hoặc nộp đơn thông qua hệ thống đăng ký quốc tế Madrid.

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chỉ được cấp cho người có ngày nộp đơn sớm nhất, trừ trường hợp nhãn hiệu thuộc trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng.

Nếu đăng ký nhãn hiệu hình ảnh, màu sắc không được yêu cầu bảo hộ và nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cho tất cả các trường hợp kết hợp màu sắc khác nhau. Nếu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kết hợp giữa hình ảnh và chữ thì phạm vi bảo hộ sẽ như mẫu nhãn đăng ký và khi sử dụng cần sử dụng đúng nhưu mẫu nhãn hiệu được bảo hộ.

Nếu muốn sử dụng phần chữ riêng và phần hình riêng, người nộp đơn cần nộp riêng từng nhãn hiệu độc lập.

3. Tại sao nên tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Tra cứu là tìm kiếm các nhãn hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu muốn đăng ký của chủ đơn để đánh giá khả năng thành công cho nhãn hiệu đăng ký. Mặc dù việc tra cứu là không bắt buộc nhưng chúng tôi luôn tư vấn chủ đơn nên thực hiện để hạn chế rủi ro bị từ chối khi nộp đơn.

Việc tra cứu sẽ được tiến hành dựa trên dữ liệu của EUIPO cũng như dữ liệu của các quốc gia thành viên. Kết quả tra cứu sẽ bao gồm các nhãn hiệu đối chứng gần nhất tìm được cũng như báo cáo tra cứu đánh giá khả năng thành công và tư vấn chi tiết của luật sư cho nhãn hiệu đăng ký.

4. Các yêu cầu để đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu, người nộp đơn cần cung cấp mẫu nhãn hiệu muốn đăng ký, danh mục sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký, tên và địa chỉ của chủ đơn (Anlis sẽ hỗ trợ Quý Khách phân loại theo yêu cầu của Cơ quan sở hữu trí tuệ Châu Âu để hạn chế rủi ro bị từ chối vì phân loại không đúng yêu cầu)

5. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Ảnh: Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu

Thẩm định viên sẽ không đưa ra từ chối dựa trên các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự khi thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên chủ sở hữu các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự có thể phản đối nếu cảm thấy nhãn hiệu của người nộp đơn xung đột và ảnh hưởng đến nhãn hiệu của họ. Việc phản đối cần tiến hành trong thời gian 3 tháng công bố đơn của EUIPO.  Sau khi thời gian công bố kết thúc, nhãn hiệu sẽ được cấp văn bẳng bảo hộ. Hiện nay cơ quan sở hữu trí tuệ Châu Âu chỉ cấp bản điện tử

6. Lưu ý sau khi đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu được bảo hộ

Nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Trường hợp nhãn hiệu hết hạn, người nộp đơn có thể tiến hành gia hạn, thời hạn bảo hộ 10 năm kể từ ngày hết hạn. Việc gia hạn cần được tiến hành trong vòng 6 tháng trước thời điểm hết hạn. Người nộp đơn cũng có thể tiến hành gia hạn muộn trong vòng 6 tháng kể từ ngày hết hạn và nộp phí gia hạn muộn tương ứng.

Các nhãn hiệu được cấp bằng từ 5 năm trở lên nếu không được sử dụng có thể bị hủy bỏ do không sử dụng. Việc sử dụng có thể thực hiện một trong các quốc gia thành viên của liên minh Châu Âu.

Trên đây là khái quát về đăng ký nhãn hiệu tại Châu Âu, nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ  ANLIS Sở hữu trí tuệ: 0899886060 hoặc 0968351100 (mobile/zalo) hoặc email: ip@anlis.vn.

Tham khảo và lược dịch từ Văn phòng sở hữu trí tuệ Châu Âu

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024