Làm thế nào khi nhận được công văn từ Cục Sở hữu trí tuệ nhưng đã quá hạn trả lời?
1. Hướng dẫn xử lý từ Cục SHTT Ngày 29/10/2024, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã ra Thông báo số 3297/TB-SHTT về việc tiếp nhận và xử lý...
31.10.2024Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Đài Loan, người nộp đơn cần nắm được một số lưu ý để tránh đơn bị từ chối, cụ thể như sau:
Như ở Việt Nam, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tính dựa trên số nhóm và số sản phẩm/ dịch vụ, cụ thể là từ hàng hóa/ dịch vụ thứ 7 trở đi trong mỗi nhóm được tính phí là 150.000 VNĐ/ sản phẩm và không phân biệt ở nhóm nào.
Tuy nhiên, Đài Loan áp dụng cách tính phí riêng cho số sản phẩm/ dịch vụ. Đó là đơn sẽ được tính thêm phí từ sản phẩm thứ 21 trở đi trong mỗi nhóm, mỗi sản phẩm là 200 tệ. Riêng nhóm 35, nếu các dịch vụ được chỉ định bao gồm dịch vụ bán lẻ thì phí phát sinh được tính dựa trên số sản phẩm cụ thể được nêu trong dịch vụ mua bán hàng hóa. Cụ thể là từ sản phẩm hàng hóa thứ 6 trở đi được tính thêm phí 500 tệ.
Ví dụ: Nhóm 35 chỉ định “dịch vụ bán lẻ sản phẩm cà phê, ca cao, ngũ cốc, gạo, mỳ, bánh mỳ, kẹo” bao gồm 7 sản phẩm cụ thể thì chi phí phát sinh thêm là 1000 tệ
Đài Loan áp dụng bảng phân loại riêng của mình được tham khảo dựa trên Bảng phân loại quốc tế Nice
Lưu ý, đối với nhóm 35 bao gồm dịch vụ mua bán được chỉ định trong đơn đăng ký nhãn hiệu tại Đài Loan thì cần nêu cụ thể hàng hóa cụ thể trong dịch vụ mua bán đó.
Việc phân loại chính xác và lựa chọn những sản phẩm/ dịch vụ có trong danh sách phân loại theo quy định của Đài Loan thì người nộp đơn có thể không mất thêm 300 tệ, là phí để TIPO phân loại sản phẩm/ dịch vụ. Người nộp đơn cũng có thể nộp đơn thông qua đại diện/ luật sư để được tư vấn cụ thể và không tốn thêm chi phí phân loại và lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ trong sử dụng thương mại.
Tại Việt Nam cũng như một số quốc gia khác, chủ đơn có thể sử dụng tên và địa chỉ bằng tiếng Anh trong đơn đăng ký nhãn hiệu và được ghi nhận bằng tên/ địa chỉ tiếng Anh đó trên văn bằng bảo hộ nếu đơn đăng ký đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ.
Tuy nhiên, tại Đài Loan, chủ đơn phải sử dụng tên/ địa chỉ bằng tiếng Trung khi nộp đơn đăng ký bằng nhãn hiệu (nếu có). Trong trường hợp không có tên/ địa chỉ bằng tiếng Trung thì chủ đơn cần phải được dịch sang bằng tiếng Trung. Trên tờ khai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đều ghi nhận tên của chủ đơn bằng tiếng Trung và tiếng Anh.
Mới đây, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Đài Loan đã cập nhật quy trình và giao diện đăng ký nhãn hiệu trực tiếp giúp cho người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến được dễ dàng hơn. Cụ thể, ngày 15/02/2022, hệ thống nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Đài Loan sẽ có ba hình thức: đăng ký nhãn hiệu, sửa đổi và rút đơn
Tiếp theo đây, TIPO sẽ có kế hoạch bổ sung lên hệ thống cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu phi truyền thống (bao gồm nhãn hiệu màu sắc, nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu 3D). Ngoài ra, đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận sẽ được mở rộng cho các nhóm dịch vụ.
Biên tập và lược dịch theo thông tin tại Cơ quan Nhãn hiệu Đài Loan
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề tại đây
ANLIS Sở hữu trí tuệ
Liên hệ: 0899 88 6060 hoặc 0968 3511 00
Email: ip@anlis.vn
1. Hướng dẫn xử lý từ Cục SHTT Ngày 29/10/2024, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã ra Thông báo số 3297/TB-SHTT về việc tiếp nhận và xử lý...
31.10.2024Nhãn hiệu và bản quyền tác giả đều là tài sản vô hình của doanh nghiệp và được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ. Tuy nhiên hai đối...
29.10.2024“ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI TRUNG QUỐC GIÁ RẺ NHƯNG CHẤT LƯỢNG CAO, TẠI SAO KHÔNG?” Tại sao dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc giá rẻ...
02.10.2024