7 lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út (Saudi Arabia)
Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...
20.12.20243 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những năm gần đây. Do đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn sang thị trường tiềm năng này, đồng nghĩa rằng việc đăng ký nhãn hiệu cũng được quan tâm nhiều hơn. Nếu bạn đang có ý định nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, thì dưới đây là 03 nguyên tắc cơ bản mà bạn cần nắm được trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký tại thị trường này:
Quyền nhãn hiệu chỉ được xác lập sau khi bạn hoàn thành thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ Nhật Bản. Quyền sở hữu trí tuệ cho phép bạn bảo đảm được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, cho phép người khác sử dụng, cấm người khác sử dụng hoặc yêu cầu bồi thường nếu có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Giống như nhiều quốc gia, tại Nhật Bản cũng áp dụng nguyên tắc “first-to-file”, hay còn gọi là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Có nghĩa là nhãn hiệu chỉ có thể được đăng ký bởi người nộp đơn đầu tiên. Nếu có một người đăng ký nhãn hiệu “tương tự” với nhãn hiệu của bạn, bạn có thể sẽ không được đăng ký nhãn hiệu này, ngay cả khi bạn là người sử dụng nhãn hiệu đó trước. Điều này khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp có ý định kinh doanh tại Nhật cần nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu trước khi đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường để tránh bị đăng ký trước. Hoặc trước khi đăng ký cũng cần kiểm tra để tránh bị “trùng lắm” hoặc “tương tự” với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký trước đó.
Mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu đều được thẩm định viên của JPO thẩm định chặt chẽ và xem xét cẩn thận. Theo đó, các đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được xem xét liên quan đến các khía cạnh sau:
– Cơ sở từ chối tuyệt đối phát sinh từ chính nhãn hiệu, chẳng hạn như việc liệu nhãn hiệu có khả năng phân biệt hay không. Nếu nhãn hiệu rơi vào trường hợp không đáp ứng khả năng phân biệt do là những kí tự đơn giản, những từ ngữ mô tả, những hình ảnh/logo bị cấm đăng ký thì nhãn hiệu sẽ bị từ chối.
– Cơ sở từ chối tương đối, liên quan đến các vấn đề về khả năng ảnh hưởng đến nhãn hiệu của người khác. Có nghĩa là nhãn hiệu đã vượt qua khả năng tự thân phân biệt, tuy nhiên lại trùng lặp hoặc tương tự với các nhãn hiệu của người khác cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhưng đã được đăng ký trước đó thì cũng không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Trên đây là 03 nguyên tắc cơ bản trong đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại thị trường này, Quý khách nên lưu ý để tránh nhãn hiệu bị từ chối sẽ tốn kém chi phí, thời gian cũng như không mang lại hiệu quả.
Quý Khách có thể xem thêm bài viết về Tổng quan đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản tại đây
Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản và các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).
Lưu ý: Bài viết được Anlis tham khảo và lược dịch theo thông tin công bố của JPO
ANLIS Sở hữu trí tuệ.
Để đăng ký nhãn hiệu tại Ả Rập Xê Út, bạn cần tuân thủ các quy định và thủ tục pháp lý của quốc gia này. Dưới đây là...
20.12.2024Kính gửi Quý Khách hàng, Quý Đối tác, Thời gian gần đây, theo phản ánh của một số khách hàng/đối tác, đã có một số cá nhân mạo danh...
12.12.2024Để đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản, Quý Khách cần nắm được các giai đoạn cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn và chỉ định đại diện để...
01.12.2024