10 câu hỏi mới nhất về đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản rất quan trọng nhưng không phải ai cũng có thể đăng ký được. Dưới đây là 10 câu hỏi mới nhất về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản được nhiều người quan tâm khi tiến hành thủ tục này.

1. Những điều cần biết trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản

Nhật Bản là nước áp dụng theo nguyên tắc “firt to file” (nguyên tắc nộp đơn đầu tiên). Do đó, nếu có ý định kinh doanh tại Nhật Bản, bạn nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản càng sớm càng tốt để tránh mất quyền ưu tiên với nhãn hiệu của mình.

Theo Điều 8 của Luật Nhãn hiệu, các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự cho cùng sản phẩm/dịch vụ thì đơn nào nộp sớm nhất sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu. Điều này có nghĩa là những đơn đăng ký cho nhãn hiệu trùng/tương tự và dịch vụ trùng/tương tự với nhãn hiệu đã nộp trước thì những nhãn hiệu nộp sau sẽ bị từ chối.

Do đó trước khi nộp đơn, người nộp đơn nên tra cứu xem nhãn hiệu mình muốn đăng ký có trùng/tương tự với nhãn hiệu nào đã nộp trước đó không để tránh bị từ chối.

Xin lưu ý rằng ngay cả khi nhãn hiệu bạn muốn đăng ký không trùng/tương tự với nhãn hiệu đã nộp trước nhưng không đáp ứng các yêu cầu về nhãn hiệu thì vẫn có thể bị từ chối.

Do đó khi lựa chọn nhãn hiệu đăng ký cần chọn những dấu hiệu đáp ứng điều kiện về nhãn hiệu và tra cứu trước khi nộp đơn.

Để xem những dấu hiệu nào có thể đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản vui lòng xem thêm tại đây

2. Đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản có được gia hạn không?

Tại Nhật Bản, nhãn hiệu có thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày cấp bằng. Khi nhãn hiệu sắp hết hạn, bạn có thể nộp yêu cầu gia hạn trước 6 tháng kể từ ngày nhãn hiệu hết hạn. Khi nộp đơn yêu cầu gia hạn cần nộp phí theo quy định của Luật Nhãn hiệu.

3. Phí đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản hoặc gia hạn nhãn hiệu có thể thanh toán thành nhiều đợt được không?

Được, bạn có thể thanh toán phí đăng ký thành hai đợt, một đợt cho năm năm đầu và đợt tiếp theo cho năm năm cuối. Tuy nhiên, khi thanh toán thành 2 đợt, số tiền phí đăng ký trong 10 năm sẽ cao hơn nếu thanh toán tất cả cùng một lúc.

Tương tự, phí gia hạn nhãn hiệu tại Nhật Bản cũng có thể thanh toán thành 2 đợt, một đợt cho 5 năm đầu và một đợt cho 5 năm tiếp theo, và phí khi thanh toán thành 2 đợt cũng cao hơn so với thanh toán 1 lần.

4. Làm sao để nộp đơn phản đối đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản của người khác?

Trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhãn hiệu được công bố trên công báo, bạn có thể gửi đơn phản đối cấp bằng lên Văn phòng Sáng chế Nhật Bản (JPO). Để đơn phản đối được chấp nhận, bạn cần nêu rõ căn cứ, lý do phản đối cấp bằng trong đơn. (Điều này dựa trên Điều 43-2 của Đạo luật Nhãn hiệu Nhật Bản)

5. đơn đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản bị từ chối, có thể gia hạn thời gian trả lời không?

Có. Tuy nhiên bạn cần gửi yêu cầu gia hạn trả lời trong thời hạn quy định.

6. đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản có thể thanh toán phí trực tiếp cho JPO không?

Nếu Chủ đơn không cư trú tại Nhật Bản thì không thể thanh toán trực tiếp cho JPO cho dù bằng bất kỳ hình thức nào. Việc thanh toán bắt buộc phải thông qua đại diện của chủ đơn tại Nhật Bản.

7. Có các khoản phí hàng năm nào cần nộp đối với nhãn hiệu đã đăng ký tại Nhật Bản?

Nhãn hiệu đã được cấp bằng tại Nhật Bản có thời hạn bảo hộ 10 năm. Trong thời gian được bảo hộ chủ sở hữu không cần nộp bất kỳ khoản phí duy trì nào khác. Tuy nhiên sau 10 năm nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thì chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục gia hạn và nộp phí. Sau khi gia hạn thành công, nhãn hiệu sẽ tiếp tục được bảo hộ thêm 10 năm kể từ ngày hết hạn. Việc gia hạn có thể tiến hành nhiều lần và không bị giới hạn.

8. Khi đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản theo Nghị định thư Madrid chủ đơn cần lưu ý gì?

Để tham khảo việc đăng ký Nhãn hiệu tại Nhật Bản theo Nghị định thư Madrid, Quý Khách có thể xem  tại đây: ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI NHẬT BẢN THEO HỆ THỐNG MADRID 2021

Có một điểm đặc biệt cần lưu ý khi yêu cầu chỉ định bảo hộ tại Nhật Bản là phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu.

Khác với đa số các quốc gia khi đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid sẽ thu một khoản phí cố định tại thời điểm chỉ định và không phát sinh thêm bất kỳ phí nào khác thì tại Nhật Bản khoản phí này được tách ra làm 2 đợt: Một đợt được thanh toán tại thời điểm chỉ định và một đợt phí thứ hai được thanh toán tại thời điểm có thông báo cấp bằng.

Do đó chủ đơn cần nắm được để thanh toán đầy đủ và đúng hạn, nếu không yêu cầu chỉ định tại Nhật Bản sẽ bị hủy bỏ. Nếu chủ đơn trực tiếp thực hiện thủ tục nộp đơn có thể bị nhỡ các thông báo hoặc quá hạn trả lời, do đó, để đảm bảo quyền đăng ký cũng như không bỏ sót những thông báo của các văn phòng sở hữu trí tuệ của các quốc gia, chủ đơn nên thông qua một đơn vị tư vấn để theo dõi hồ sơ đầy đủ.

9. Khi đăng ký nhãn hiệu tại Nhật bản theo nghị định thư Madrid bị từ chối, Chủ đơn có thể trực tiếp trả lời không?

Chủ đơn có thể theo dõi và biết được yêu cầu chỉ định đơn đăng ký quốc tế tại Nhật Bản có bị từ chối hay không trên website của WIPO tại: https://www3.wipo.int/madrid/monitor/en/

Tuy nhiên việc trả lời, nếu chủ đơn nằm ngoài lãnh thổ Nhật Bản thì không thể trực tiếp nộp công văn trả lời lên JPO mà phải thông qua đại diện tại Nhật Bản.

Ngoài ra, nếu chủ đơn ủy quyền toàn bộ cho đại diện tại Nhật Bản tư vấn và trả lời chi phí sẽ rất cao và có thể một số vấn đề pháp lý không nắm được do đó sẽ khó khăn khi trao đổi cũng như lựa chọn phương án tối ưu nhất. Nên chủ đơn nên thông qua một đơn vị tư vấn tại Việt Nam, như Anlis để nghiên cứu, xem xét, tư vấn và làm việc với văn phòng luật sư tại Nhật Bản thì sẽ giảm thiểu rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí.

10. Tại sao chủ sở hữu đã nộp phí nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản?

Trường hợp yêu cầu bảo hộ tại Nhật Bản của chủ đơn được chấp nhận và đã nộp phí đầy đủ, JPO sẽ cấp bản gốc Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu. Thông thường, bản gốc Giấy chứng nhận sẽ được gửi cho đại diện của chủ đơn tại Nhật Bản (nếu có) hoặc gửi trực tiếp cho chủ đơn. Do vậy nếu chủ đơn làm việc qua đơn vị đại diện tại Nhật hoặc đơn vị tư vấn tại Việt Nam thì có thể liên hệ để nhận Giấy chứng nhận.

Biên tập và lược dịch theo https://www.jpo.go.jp/e/faq/yokuaru/trademark.html#anchor9-4

Xem thêm các bài viết khác cùng chủ đề tại đây

Để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí việc đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản và các nước trên thế giới, Quý Khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ ANLIS IP (ĐT/zalo: 0899 88 6060 hoặc email: ip@anlis.vn).

ANLIS Sở hữu trí tuệ. 

Bình luận bài viết:

Bài viết liên quan

TUYỂN DỤNG CHUYÊN VIÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Vị trí tuyển dụng: Chuyên viên sở hữu trí tuệ Số lượng: 01 người Thời hạn nộp hồ sơ: trước 30/05/2024 Địa điểm làm việc: Công ty TNHH SHTT...

16.04.2024

6 lưu ý khi Đăng ký nhãn hiệu tại Morocco

Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco được thẩm định như thế nào? Đơn đăng ký nhãn hiệu tại Morocco thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: –...

10.04.2024

THÔNG BÁO NGHỈ DU LỊCH CÔNG TY 2024

Kính gửi Quý Khách hàng, Quý đối tác, Nhằm tạo điều kiện cho nhân viên công ty được tham quan, nghỉ ngơi, Công ty TNHH SHTT ANLIS Việt Nam...

05.03.2024